*
Ngày xưa khi vua Brahmadatta trị vì Ba-la-nại, Bồ-tát được sinh làm con trai
vị tế sư hoàng gia và bà vợ vị ấy cũng là nữ nhân Bà-la-môn. Vào ngày ngài
ra đời, có làn ánh sáng của binh khí lóe sáng khắp kinh thành vì thế ngài
được đặt tên Jotipàla (người hộ trì ánh sáng hay Hộ Minh).
Khi lớn lên, ngài học đủ mọi ngành nghề nghệ thuật tại Takkasilà và chứng
tỏ tài năng trước vua. Nhưng ngài lại từ giã địa vị của ngài không báo cho ai
biết, ngài ra đi bằng cổng sau, vào rừng trở thành vị khổ hạnh ở thảo am
Kavitthaka, được gọi là Sakkadatiya. Ngài chứng đắc Thiền định viên mãn.
Trong khi trú tại đó, hàng trăm vị trí giả đến tham kiến hầu cận ngài. Ngài
được một hội chúng đông đảo theo học và bảy đệ tử. Trong số ấy, trí giả
Sàlissara rời thảo am Kavitthaka để đến xứ Surrattha và trú bên bờ sông
Sàtodikà cùng hội chúng vài ngàn trí giả khác.
Mendissara cùng vài ngàn trí giả sống gần thị trấn Lambacùlaka trong quốc
độ của vua Pajaka.
Pabbata cùng vài ngàn trí giả sống trong một xứ ở miền rừng núi.
Kàladevala cùng vài ngàn trí giả sống trong núi rừng ở Avanti và Decan.
Kisavaccha sống độc cư ở gần kinh thành Kumbhavati, trong ngự viên của
vua Dandaki.
Anusissa là thị giả của Bồ-tát ở chung với ngài.
Nàrada, em của Kàladevala độc cư trong thạch thất giữa quốc độ Aranjara có
nhiều núi non ở vùng Trung thổ.
Bấy giờ không xa nước Aranjara có một thị trấn rất trù phú. Thị trấn này có
con sông cả, nơi nhiều đàn ông đến tắm. Dọc theo bờ, các kỹ nữ xinh đẹp
thường ngồi quyến rủ đám mày râu.
Vị khổ hạnh Nàrada thấy một nàng kỹ nữ, đâm ra si tình, mất hết Thiền lực
và héo mòn vì không ăn uống gì cả, cứ nằm dài trong lưới tình trói buộc suốt
bảy ngày liền. Vị huynh trưởng Kàladevata nhờ quan sát biết nguyên nhân
việc kia, liền phi hành qua không gian, vào biến động. Nàrada thấy vị ấy liền
hỏi tại sao đến đây. Vị ấy đáp: