Trung Bộ Kinh – Tập 1
239
hỏi "có phải tâm thanh tịnh ...? ... có phải kiến thanh
tịnh ...? ... có phải đoạn nghi thanh tịnh ...? ... có phải đạo phi
đạo tri kiến thanh tịnh ...? ... có phải đạo tri kiến thanh tịnh
là ...? ... có phải tri kiến thanh tịnh ...? ... có phải cái gì ngoài
các pháp này là vô thủ trước Bát-niết-bàn?", Hiền giả trả lời:
"Không phải vậy." Hiền giả, vậy ý nghĩa lời nói này cần phải
được hiểu như thế nào?
-- Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố giới thanh tịnh là vô
thủ trước Bát-niết-bàn thì Ngài cũng tuyên bố vô thủ trước
Bát-niết-bàn là đồng đẳng với hữu thủ trước Bát-niết-bàn.
Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố tâm thanh tịnh... Hiền giả,
nếu Thế Tôn tuyên bố kiến thanh tịnh... Hiền giả, nếu Thế
Tôn tuyên bố đoạn nghi thanh tịnh... Hiền giả, nếu Thế Tôn
tuyên bố đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh... Hiền giả, nếu Thế
Tôn tuyên bố đạo tri kiến thanh tịnh... Hiền giả, nếu Thế Tôn
tuyên bố tri kiến thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn thì
Ngài cũng tuyên bố vô thủ trước Bát-niết-bàn là đồng đẳng
với hữu thủ trước Bát-niết-bàn. Hiền giả, và nếu Thế Tôn
tuyên bố cái gì ngoài các pháp ấy là vô thủ trước Bát-niết-
bàn, thì kẻ phàm phu có thể Bát-niết-bàn, vì này Hiền giả,
phàm phu là ngoài các pháp ấy.
Hiền giả, tôi sẽ cho Hiền giả một ví dụ, ở đây, một số
kẻ có trí, nhờ ví dụ để hiểu ý nghĩa của lời nói. Hiền giả, như
vua Pasenadi xứ Kosala trong khi ở tại Savatthi, có công việc
khẩn cấp khởi lên ở Saketa, và bảy trạm xe được sắp đặt cho
vua giữa Savatthi và Saketa. Hiền giả, rồi vua Pasenadi xứ
Kosala, từ cửa nội thành ra khỏi Savatthi, leo lên trạm xe thứ
nhất, và nhờ trạm thứ nhất đến được trạm xe thứ hai; từ bỏ
trạm xe thứ nhất, leo lên trạm xe thứ hai, nhờ trạm xe thứ hai
đến được trạm xe thứ ba; từ bỏ trạm xe thứ hai... đến được
trạm xe thứ tư; từ bỏ trạm xe thứ ba... đến được trạm xe thứ