Trung Bộ Kinh – Tập 1
59
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghĩ rằng: "Tham dục,
tà tham là cấu uế của tâm" và sau khi biết vậy, vị ấy đoạn trừ
tham dục, tà tham cấu uế của tâm; nghĩ rằng: "Sân là cấu uế
của tâm", và sau khi biết vậy, vị ấy đoạn trừ sân, cấu uế của
tâm; phẫn... hận... hư ngụy... não hại, tật đố, xan tham, man
trá, khi cuống... ngoan cố... cấp tháo... mạn... quá mạn... kiêu;
nghĩ rằng: "Phóng dật là cấu uế của tâm" thì sau khi biết vậy,
vị ấy đoạn trừ phóng dật, cấu uế của tâm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo biết được: "Tham
dục, tà tham là cấu uế của tâm", tham dục, tà tham cấu uế
của tâm được diệt trừ, ... sân... phẫn... hận... hư ngụy... não
hại... tật đố... xan tham... man trá... khi cuống... ngoan cố...
cấp tháo... mạn... quá mạn... kiêu; khi nào Tỷ-kheo biết được:
"Phóng dật là cấu uế của tâm", phóng dật, cấu uế của tâm
được diệt trừ, Tỷ-kheo ấy thành tựu lòng tin tuyệt đối đối với
Phật: Ngài là bậc Thế Tôn, A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác,
Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Ðiều Ngự
Trượng Phu, Vô Thượng Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Vị ấy thành tựu lòng tin tuyệt đối đối với Pháp: Pháp
được Thế Tôn khéo thuyết giảng, thiết thực hiện tại, không
có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng,
được người có trí chứng hiểu.
Vị ấy thành tựu lòng tin tuyệt đối đối với chúng Tăng:
Diệu hạnh là chúng Tăng, đệ tử Thế Tôn; Trực hạnh là chúng
Tăng, đệ tử Thế Tôn; Như lý hạnh là chúng Tăng, đệ tử Thế
Tôn; Chánh hạnh là chúng Tăng, đệ tử Thế Tôn. Tức là bốn
đôi tám vị. Chúng Tăng, đệ tử Thế Tôn, đáng được cung kính,
đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được
chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời.
Ðến giai đoạn này, đối với vị ấy có sự từ bỏ, có sự diệt
trừ, có sự giải thoát, có sự đoạn trừ, có sự xả ly. Vị ấy tự nghĩ: