76
9. Kinh Chánh tri kiến (Sammàditthi sutta)
tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và
thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là bất thiện, thế nào là căn bổn bất
thiện, thế nào là thiện, thế nào là căn bổn thiện? Chư Hiền,
sát sanh là bất thiện, lấy của không cho là bất thiện, tà hạnh
trong các dục là bất thiện, nói láo là bất thiện, nói hai lưỡi là
bất thiện, ác khẩu là bất thiện, nói phù phiếm là bất thiện,
tham dục là bất thiện, sân là bất thiện, tà kiến là bất thiện.
Chư Hiền, như vậy gọi là bất thiện.
Và chư Hiền, thế nào là căn bổn bất thiện? Tham là căn
bổn bất thiện, sân là căn bổn bất thiện, si là căn bổn bất thiện.
Chư Hiền, như vậy gọi là căn bổn bất thiện.
Và này chư Hiền, thế nào là thiện? Từ bỏ sát sanh là
thiện, từ bỏ lấy của không cho là thiện, từ bỏ tà hạnh trong
các dục là thiện, từ bỏ nói láo là thiện, từ bỏ nói hai lưỡi là
thiện, từ bỏ ác khẩu là thiện, từ bỏ nói phù phiếm là thiện,
không tham dục là thiện, không sân là thiện, chánh tri kiến là
thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là thiện.
Chư Hiền, thế nào là căn bổn thiện? Không tham là căn
bổn thiện, không sân là căn bổn thiện, không si là căn bổn
thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là căn bổn thiện.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri bất thiện như vậy,
tuệ tri căn bổn bất thiện như vậy, tuệ tri thiện như vậy, tuệ tri
căn bổn thiện như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy
miên, tẩy sạch sân tùy miên, nhổ tận gốc kiến mạn tùy miên
"Tôi là", đoạn trừ vô minh, khiến minh khởi lên, diệt tận khổ
đau ngay trong hiện tại. Chư Hiền, như vậy Thánh đệ tử có
chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt
đối và thành tựu diệu pháp này.