162
65. Kinh Bhaddàli (Bhaddàli sutta)
sao vậy? Sở dĩ như vậy, này Bhaddali, là vì vị ấy thực hành
trọn vẹn học giới trong giáo pháp bậc Ðại Sư. Và lại nữa, này
Bhaddali, Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ
trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả
niệm, thanh tịnh. Vì sao vậy? Sở dĩ như vậy, này Bhaddali, là
vì vị ấy thực hành trọn vẹn học giới trong giáo pháp bậc Ðạo
Sư.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không
phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như
vậy, vị ấy dẫn tâm hướng tâm đến túc mạng minh. Vị ấy nhớ
đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời,..., vị ấy nhớ
đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và
các chi tiết. Vì sao vậy? Sở dĩ như vậy, này Bhaddali, là vì vị
ấy thực hành trọn vẹn học giới trong giáo pháp bậc Ðạo Sư.
Vị ấy với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không
phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như
vậy, dẫn tâm hướng tâm đến trí tuệ về sanh tử của chúng
sanh. Vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự
sống và sự chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng, chúng
sanh là người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu,
người may mắn, kẻ bất hạnh... đều do hạnh nghiệp của họ?
Vì sao vậy? Sở dĩ như vậy, này Bhaddali, là vì vị ấy thực
hành trọn vẹn học giới trong giáo pháp của bậc Ðạo Sư.
Vị ấy với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm,
không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình
tĩnh như vậy, dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy biết
như thật: "Ðây là khổ", ... biết như thật: "Ðây là con đường
đưa đến diệt khổ", biết như thật: "Ðây là những lậu
hoặc".... ...biết như thật: "Ðây là con đường đưa đến sự diệt
trừ các lậu hoặc".