212
70. Kinh Kìtàgiri (Kìtàgiri sutta)
không biết như vậy, Ta lại nói: "Hãy chứng và trú bất khổ
bất lạc thọ như vậy"? Và như vậy, này các Tỷ-kheo, là xứng
đáng đối với Ta chăng?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Nhưng này các Tỷ-kheo, vì rằng sự việc này Ta biết,
Ta thấy, Ta giác, Ta chứng, Ta liễu giải với trí tuệ rằng: "Ở
đây, đối với một người, khi cảm thọ bất khổ bất lạc thọ như
vậy, các thiện pháp được tăng trưởng, các bất thiện pháp bị
đoạn diệt", do vậy Ta nói: "Hãy chứng và trú bất khổ bất lạc
thọ như vậy".
Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng đối với tất cả Tỷ-
kheo, có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Này các
Tỷ-kheo, Ta không nói rằng đối với tất cả Tỷ-kheo không có
sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Này các Tỷ-kheo,
đối với những Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã đoạn
tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh
nặng xuống, đã thành đạt được lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết
sử, chánh trí giải thoát; này các Tỷ-kheo, đối với những Tỷ-
kheo như vậy, Ta nói rằng không có sự việc cần phải làm,
nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Vì sự việc ấy đã được các
vị này làm, nhờ không phóng dật. Các vị này không thể trở
thành phóng dật.
Và này các Tỷ-kheo, đối với các Tỷ-kheo còn là các
bậc hữu học, tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu sự vô
thượng an ổn khỏi các triền ách; này các Tỷ-kheo, đối với
những Tỷ-kheo như vậy, Ta nói rằng có sự việc cần phải làm,
nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Dầu cho trong khi các bậc
Tôn giả này thọ dụng các sàng tọa đúng pháp, thân cận các
thiện hữu, chế ngự các căn, các vị ấy (cần phải) tự mình nhờ
thượng trí chứng ngộ chứng đạt, và an trú ngay trong hiện tại
mục đích vô thượng của Phạm hạnh, vì mục đích này, các