Trung Bộ Kinh – Tập 2
31
Và này, Mahanama, thế nào là vị Thánh đệ tử hiện tại
lạc trú bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, chứng đắc không
khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, chứng đắc không phí
sức? Ở đây, này Mahanama, (vị ấy) ly dục, ly bất thiện pháp,
chứng và trú Sơ thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh,
có tầm, có tứ. Diệt tầm và tứ, vị ấy chứng và trú Thiền thứ
hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ,
nội tĩnh nhất tâm. Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân
cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, vị ấy
chứng và trú Thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm
thọ trước, vị ấy chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không
lạc, xả niệm thanh tịnh. Này Mahanama, như vậy là vị Thánh
đệ tử hiện tại lạc trú bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm,
chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc,
chứng đắc không phí sức.
Này Mahanama, khi một vị Thánh đệ tử thành tựu giới
hạnh như vậy, hộ trì các căn như vậy, biết tiết độ trong ăn
uống như vậy, chú tâm cảnh giác như vậy, đầy đủ bảy diệu
pháp như vậy, hiện tại lạc trú bốn Thiền, thuộc tăng thượng
tâm, chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc,
chứng đắc không phí sức như vậy, này Mahanama, vị Thánh
đệ tử ấy được gọi là đang đi trên con đường hữu học, có
trứng không bị hư hoại, có khả năng phá vỡ, có khả năng
giác ngộ, có khả năng chứng đạt vô thượng an ổn khỏi các
ách phược.
Này Mahanama, ví như có tám, có mười hay có mười
hai trứng gà, được gà mái khéo ấp ngồi, khéo ấp nóng, khéo
ấp dưỡng; dầu cho con gà mái ấy không khởi lên ý muốn:
"Mong rằng, các con gà con của ta, sau khi phá vỡ vỏ trứng
với móng chân, hay với mỏ của chúng, thoát ra ngoài một
cách an toàn". Những con gà con ấy, sau khi phá vỡ vỏ trứng