Trung Bộ Kinh – Tập 2
59
kém có thể sáng chói, so sánh với thân phạt cường đại này
được? Thân phạt thật là tối trọng để tác thành ác nghiệp, để
diễn tiến ác nghiệp, khẩu nghiệp không bằng được, ý nghiệp
không bằng được.
Khi được nói vậy, gia chủ Upali thưa với Nigantha
Nataputta:
-- Tốt lành thay, tốt lành thay, Tôn giả Tapassi! Sa-môn
Gotama đã được Tôn giả Tapassi trả lời như vậy, một đệ tử
đa văn đã hiểu đúng đắn lời dạy bậc Ðạo sư. Làm sao một ý
phạt hèn kém có thể sáng chói, so sánh với thân phạt cường
đại này được? Thân phạt thật tối trọng để tác thành ác nghiệp,
để diễn tiến ác nghiệp, khẩu phạt không bằng được, ý phạt
không bằng được. Thưa Tôn giả, con sẽ đi và luận chiến với
Sa-môn Gotama trong cuộc đàm thoại này. Nếu Sa-môn
Gotama làm con xác nhận như đã làm Tôn giả Tapassi xác
nhận thời cũng như một người lực sĩ tay nắm chặt lông một
con cừu có lông dài, có thể kéo tới, giật lui, vần quanh; cũng
vậy con sẽ dùng lời nói với lời nói, kéo tới, giật lui, vần
quanh Sa-môn Gotama. Cũng như một người lực sĩ nấu rượu,
sau khi nhận chìm một thùng rượu lớn xuống hồ nước sâu,
nắm một góc thùng, có thể kéo tới, giật lui, vần quanh; cũng
vậy, con dùng lời nói với lời nói, kéo tới, giật lui, vần quanh
Sa-môn Gotama. Cũng như một lực sĩ nghiện rượu sống
phóng đãng, sau khi nắm góc một cái sàng, lắc qua, lắc lại,
lắc xoay quanh; cũng vậy, con sẽ dùng lời nói với lời nói, lắc
qua, lắc lại, lắc xoay quanh Sa-môn Gotama. Và cũng như
một con voi lớn sáu mươi tuổi, sau khi lặn xuống một hồ
nước sâu, lại chơi trò phun nước; cũng vậy, con nghĩ, con sẽ
chơi trò chơi phun nước với Sa-môn Gotama. Thưa Tôn giả,
con sẽ đi và luận chiến với Sa-môn Gotama trong cuộc đàm
thoại này.