Trung Bộ Kinh – Tập 3
397
-- Này Tỷ-kheo, người này có sáu giới, sáu xúc xứ,
mười tám ý hành, bốn thắng xứ, khi được an trú, vọng tưởng
không có chuyển động. Khi vọng tưởng không chuyển động,
vị ấy được gọi là một ẩn sĩ tịch tịnh. Chớ có buông lung trí
tuệ, hãy hộ trì chân đế, hãy tăng trưởng huệ thí (caga), hãy tu
học tịch tịnh. Ðây là tổng thuyết sáu giới phân biệt.
Này Tỷ-kheo, khi được nói đến: "Người này có sáu
giới", do duyên gì được nói đến như vậy? Ðịa giới, thủy giới,
hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới. Này Tỷ-kheo, khi
được nói đến: "Người này có sáu giới", chính do duyên này
được nói đến như vậy.
Này Tỷ-kheo, khi được nói đến: "Người này có sáu xúc
xứ", do duyên gì được nói đến như vậy? Nhãn xúc xứ, nhĩ
xúc xứ, tỷ xúc xứ, thiệt xúc xứ, thân xúc xứ, ý xúc xứ. Khi
được nói đến: "Người này có sáu xúc xứ", chính do duyên
này được nói đến như vậy.
Này Tỷ-kheo, khi được nói đến: "Người này có mười
tám ý hành", do duyên gì được nói đến như vậy? Khi con
mắt thấy sắc, người ấy chạy theo sắc, chỗ trú xứ của hỷ,
người ấy chạy theo sắc, chỗ trú xứ của ưu, người ấy chạy
theo sắc, chỗ trú xứ của xả; khi tai nghe tiếng... mũi ngửi
hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc... ý nhận thức pháp,
người ấy chạy theo pháp, chỗ trú xứ của hỷ, người ấy chạy
theo pháp, chỗ trú xứ của ưu, người ấy chạy theo pháp, chỗ
trú xứ của xả. Như vậy, có sáu hỷ hành, sáu ưu hành, sáu xả
hành. Khi được nói đến: "Người này có mười tám ý hành",
chính do duyên này được nói đến như vậy.
Này Tỷ-kheo, khi được nói đến: "Người này có bốn
thắng xứ", do duyên gì được nói đến như vậy? Tuệ thắng xứ,
đế thắng xứ, huệ thí thắng xứ, tịch tịnh thắng xứ. Khi được