KINH TRUNG BỘ - TẬP 3 - Trang 450

Trung Bộ Kinh – Tập 3

453

thường, chịu sự biến hoại; bấc là vô thường, chịu sự biến
hoại; ngọn lửa là vô thường, chịu sự biến hoại; nhưng ánh
sáng ấy là thường còn, thường trú, thường hằng không chịu
sự biến hoại"; chư Hiền tỷ, nói như vậy là có nói chân chánh
không?

-- Thưa không vậy, Tôn giả. Vì sao vậy? Thưa Tôn giả,

ngọn đèn dầu này được đốt cháy; dầu là vô thường, chịu sự
biến hoại; bấc cũng là vô thường, chịu sự biến hoại; ngọn lửa
cũng là vô thường, chịu sự biến hoại. Còn nói gì đến ánh
sáng, cũng là vô thường, chịu sự biến hoại!

-- Như vậy là phải, này các Hiền tỷ! Nếu có ai nói như

sau: "Sáu ngoại xứ này là vô thường, và do duyên sáu ngoại
xứ này, tôi có cảm thọ, lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc
thọ; cảm thọ ấy là thường còn, thường trú, thường hằng,
không chịu sự biến hoại"; này các Hiền tỷ, người ấy có nói
một cách chân chánh không?

-- Thưa không, thưa Tôn giả. Vì sao vậy? Thưa Tôn giả,

do duyên cái này, cái này cảm thọ như thế này, như thế này
khởi lên. Do diệt các duyên như thế này, như thế này, các
cảm thọ như thế này, như thế này cũng biến diệt.

-- Lành thay, lành thay, các Hiền tỷ! Chính phải là như

vậy, là cái nhìn như chơn với chánh trí tuệ của vị Thánh đệ
tử. Ví như, này các Hiền tỷ, có cây to lớn đứng thẳng, có lõi
cây, với rễ vô thường, chịu sự biến hoại, với thân cây vô
thường, chịu sự biến hoại, với cành lá vô thường, chịu sự
biến hoại, với bóng cây vô thường, chịu sự biến hoại. Nếu có
người nói như sau: "Có cây lớn đứng thẳng có lõi cây này,
với rễ vô thường, chịu sự biến hoại, với thân cây vô thường,
chịu sự biến hoại, với cành lá vô thường, chịu sự biến hoại,
nhưng bóng mát của cây ấy là thường còn, thường trú,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.