Trung Bộ Kinh – Tập 3
455
-- Thưa không, thưa Tôn giả. Vì sao vậy? Dầu cho, thưa
Tôn giả, người đồ tể giết bò thiện xảo ấy hay người đệ tử sau
khi giết con bò... lại bao trùm con bò ấy với chính da bò ấy
lại có thể nói như sau: "Con bò này đã được dính liền với da
này như trước", con bò này đã bị lột ra khỏi da ấy.
-- Ta làm ví dụ này, này các Hiền tỷ, là để nêu rõ ý
nghĩa. Ở đây, ý nghĩa này như sau: Chư Hiền tỷ, thịt ở trong
là đồng nghĩa với sáu nội xứ. Chư Hiền tỷ, da ở ngoài là
đồng nghĩa với sáu ngoại xứ, Chư Hiền tỷ, dây thịt phía
trong, dây gân phía trong, dây khớp xương phía trong là
đồng nghĩa với dục hỷ và tham. Chư Hiền tỷ, con dao đồ tể
giết bò sắc bén là đồng nghĩa với Thánh trí tuệ. Với Thánh trí
tuệ này cắt đứt, cắt đoạn, cắt tiệt nội phiền não, nội kiết sử,
nội triền phược.
Chư Hiền tỷ, có bảy giác chi, do tu tập, làm cho sung
mãn bảy giác chi này, vị Tỷ-kheo với sự đoạn tận các lậu
hoặc, tự mình chứng tri ngay trong hiện tại với thượng trí;
chứng đạt và an trú, vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Thế
nào là bảy? Ở đây, chư Hiền tỷ, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi,
y chỉ viễn ly, y chỉ ly tham, y chỉ đoạn diệt, hướng đến từ bỏ;
tu tập trạch pháp giác chi, tu tập tinh tấn giác chi, tu tập hỷ
giác chi, tu tập khinh an giác chi, tu tập định giác chi, tu tập
xả giác chi, y chỉ viễn ly, y chỉ ly tham, y chỉ đoạn diệt,
hướng đến từ bỏ. Chư Hiền tỷ, bảy giác chi này, do tu tập,
làm cho sung mãn, Tỷ-kheo với sự đoạn tận các lậu hoặc, sau
khi tự mình chứng tri ngay trong hiện tại, với thượng trí
chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
Rồi Tôn giả Nandaka, sau khi giáo giới các Tỷ-kheo ni
ấy với lời giáo giới, liền cho giải tán: -- Chư Hiền tỷ, hãy đi
về, giờ đã đến rồi.