222
18. Kinh Xa-ni-sa (Janavasabha sutta)
thiện", không như thật biết: "đây là có tội", "đây là không
tội", "đây cần phải thuận theo", "đây cần phải né tránh", "đây
là hạ liệt", "đây là cao thượng", "đây là đen trắng đồng đều".
Sau một thời gian, vị này được nghe Thánh pháp, như lý tác
ý, chứng đắc Chánh pháp và tùy pháp. Sau khi được nghe
Thánh pháp, như lý tác ý, chứng đắc Chánh pháp và tùy
pháp, vị này như thật biết: "đây là thiện", như thật biết: "đây
là bất thiện", như thật biết: "đây là có tội", "đây là không
tội", "đây cần phải thuận theo", "đây cần phải né tránh", "đây
là hạ liệt", "đây là cao thượng", "đây là đen trắng đồng đều".
Nhờ biết như vậy, nhờ thấy như vậy, vô minh của vị này
được trừ diệt, minh được sanh khởi. Vị này nhờ vô minh
được trừ diệt và minh sanh khởi, an lạc khởi lên, và hơn cả
an lạc, hoan hỷ khởi lên. Chư Thiện hữu, đó là con đường tắt
thứ ba hướng đến an lạc, đã được Thế Tôn, bậc Trí Giả, bậc
Kiến Giả, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác chứng ngộ.
"Chư Thiện hữu, đó là ba con đường tắt hướng đến an
lạc đã được Thế Tôn, bậc Trí Giả, bậc Kiến Giả, bậc Ứng
Cúng, Chánh Ðẳng Giác chứng ngộ.
26. "Bạch Thế Tôn, đó là nội dung câu chuyện Phạm
thiên Sanamkumàra. Bạch Thế Tôn, sau khi nói xong, Phạm
thiên Sanamkumàra nói với chư Thiên ở Tam thập tam thiên:
"- Chư Thiện hữu ở Tam thập tam thiên, Quý vị nghĩ
thế nào? Bốn Niệm xứ hướng đến chơn thiện đã được Thế
Tôn, bậc Trí Giả, bậc Kiến Giả, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng
Giác chứng ngộ. Thế nào là bốn? Chư Thiện hữu, ở đây vị
Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh
niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Nhờ sống quán thân trên nội
thân vị này được chánh định và chánh an tịnh. Nhờ tâm
chánh định và chánh an tịnh ở nơi đây, tri kiến được sanh
khởi đối với các thân khác ngoài tự thân. Vị Tỷ-kheo sống