Trường Bộ Kinh – Tập 2 223
quán các cảm thọ từ nội thân... quán tâm... quán pháp đối với
các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham
ưu ở đời. Nhờ sống quán pháp đối với các pháp, tâm được
chánh định và chánh an tịnh. Nhờ tâm chánh định và chánh
an tịnh ở nơi đây, tri kiến được sanh khởi, đối với các pháp
khác.
"Chư Thiện hữu, bốn Niệm xứ này hướng đến chơn
thiện đã được Thế Tôn, bậc Trí Giả, bậc Kiến Giả, bậc Ứng
Cúng, Chánh Ðẳng Giác chứng ngộ".
27. "Bạch Thế Tôn, đó là nội dung câu chuyện của
Phạm thiên Sanamkumàra. Bạch Thế Tôn, sau khi nói xong,
Phạm thiên Sanamkumàra nói với chư Thiên ở Tam thập tam
thiên:
"- Chư Thiện hữu ở Tam thập tam thiên, Quý vị nghĩ
thế nào về bảy pháp Ðịnh tư lương (Samàdhi-parikkhàrà) để
tu hành chánh định, để kiện toàn thiền định, đã được Thế
Tôn, bậc Trí Giả, bậc Kiến Giả, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng
Giác chứng ngộ? Thế nào là bảy? Như chánh tri kiến, chánh
tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh
tấn, chánh niệm. Chư Thiện hữu, nhứt cảnh tánh của tâm do
bảy chi này sửa soạn, được gọi là thánh chánh định cùng với
các y chỉ và dùng với các tư lương. Chư Thiện hữu, chánh tư
duy vừa đủ để chánh tri kiến sanh khởi, chánh ngữ vừa đủ để
chánh tư duy sanh khởi, chánh nghiệp vừa đủ để chánh ngữ
sanh khởi, chánh mạng vừa đủ để chánh nghiệp sanh khởi,
chánh tinh tấn vừa đủ để chánh mạng sanh khởi, chánh niệm
vừa đủ để chánh tinh tấn sanh khởi, chánh định vừa đủ để
chánh niệm sanh khởi, chánh trí vừa đủ để chánh định sanh
khởi, chánh giải thoát vừa đủ để chánh trí sanh khởi.
"Chư Thiện hữu, nếu có người nói lời chánh ngữ sau
đây: "Chánh pháp đã được Thế Tôn khéo léo thuyết giảng,