Trường Bộ Kinh – Tập 3 305
v) Thế nào là chín pháp chịu phần tai hại? Chín hại
tâm. "Người ấy đã làm hại tôi", xung đột khởi lên. "Người ấy
đang làm hại tôi", xung đột khởi lên. "Người ấy sẽ làm hại
tôi", xung đột khởi lên.
"Người ấy đã làm hại người tôi thương, người tôi
mến"... "người ấy đang làm hại... " ... "người ấy sẽ làm
hại...", xung đột khởi lên.
"Người ấy đã làm lợi cho người tôi không thương,
không mến"... "người ấy đang làm lợi..." ..." người ấy sẽ làm
lợi...", xung đột khởi lên.
Như vậy là chín pháp chịu phần tai hại.
vi) Thế nào là chín pháp hướng đến thù thắng? Chín
điều phục hại tâm. "Người ấy đã làm hại tôi. Có ích lợi gì mà
nghĩ như vậy?" Nhờ vậy xung đột được điều phục. "Người
ấy đang làm hại tôi. Có ích lợi gì mà nghĩ như vậy?". Nhờ
vậy xung đột được điều phục. "Người ấy sẽ làm hại tôi. Có
ích lợi gì mà nghĩ như vậy?" Nhờ vậy, xung đột được điều
phục.
"Người ấy đã làm hại người tôi thương...", ..." người ấy
đang làm hại...", ..." người ấy sẽ làm hại người tôi thương,
người tôi mến. Có ích lợi gì mà nghĩ như vậy?" Nhờ vậy
xung đột được điều phục.
"Người ấy đã làm lợi cho người tôi không thương,
không mến...", ..." người ấy đang làm lợi...", ..." người ấy sẽ
làm lợi... Có ích lợi gì mà nghĩ như vậy?" Nhờ vậy xung đột
được điều phục.
Như vậy là chín pháp hướng đến thù thắng.
vii) Thế nào là chín pháp rất khó thể nhập? Chín loại
sai biệt. Do duyên giới sai biệt, xúc sai biệt sanh; do duyên