Trường Bộ Kinh – Tập 3 41
môn Gotama bị hư hoại vì sống với không xứ, Sa môn
Gotama không giỏi điều khiển một hội chúng, không đủ sức
để đối thoại, chỉ đề cập đến những vấn đề ngoại biên. Cũng
như con bò một mắt, đi vòng tròn và chỉ đi phía bên ngoài.
Cũng vậy, trí tuệ của Sa môn Gotama bị hư hoại vì sống với
không xứ. Sa môn Gotama không giỏi điều khiển một hội
chúng, không đủ sức để đối thoại, chỉ đề cập đến vấn đề
ngoại biên. Này gia chủ, nếu Sa môn Gotama đến tại hội
chúng này, chỉ có một câu hỏi chúng tôi có thể chận đứng
ngay; chúng tôi nghĩ, chúng tôi có thể lăn tròn Sa môn
Gotama như lăn tròn một cái bình không.
6. Thế Tôn, với thiên nhĩ thanh tịnh hơn người, nghe
được câu chuyện giữa gia chủ Sandhana với du sĩ Nigrodha.
Rồi Thế Tôn từ núi Gijjhakùtà bước xuống, đi đến vườn nuôi
dưỡng chim khổng tước, bên bờ sông Sumàgaghà, khi đến
nơi liền đi qua lại giữa trời. Du sĩ Nigrodha thấy Thế Tôn đi
qua lại giữa trời, tại vườn nuôi dưỡng chim khổng tước, trên
bờ sông Sumàgadhà, khi thấy vậy liền dặn dò hội chúng:
- Các Tôn giả hãy giữ im lặng; các Tôn giả chớ có làm
ồn; Sa môn Gotama này đang đi lại giữa trời, tại vườn nuôi
dưỡng chim khổng tước trên bờ sông Sumàgadhà. Vị tôn giả
này ưa an tịnh, tán thán sự an tịnh, nếu biết được hội chúng
này an tịnh, chúng tôi nghĩ, Sa môn Gotama có thể đến đây.
Nếu Sa môn Gotama đến tại hội chúng này, chúng ta sẽ hỏi
câu hỏi này: "Bạch Thế Tôn, Pháp gì là Pháp của Thế Tôn?
Với Pháp nào Thế Tôn muốn dạy các đệ tử, với Pháp nào các
đệ tử của Thế Tôn được huấn dạy, đạt đến tịnh lạc, và xác
nhận là căn bản phạm hạnh?"
Khi được nói vậy, các vị du sĩ ấy giữ im lặng.
7. Lúc bấy giờ, Thế Tôn đến tại chỗ du sĩ Nigrodha ở.
Và du sĩ Nigrodha nói với Thế Tôn như sau: