Tương Ưng Bộ Kinh - Tập 2
243
nghĩa là tổn giảm. Người không biết sợ, bạch Thế Tôn, tức
có nghĩa là tổn giảm. Người lười biếng, bạch Thế Tôn, tức có
nghĩa là tổn giảm. Người ác trí tuệ, bạch Thế Tôn, tức có
nghĩa là tổn giảm. Người phẫn nộ... Người sân hận, bạch Thế
Tôn, tức có nghĩa là tổn giảm. Nếu vị Tỷ-kheo không có giáo
giới, bạch Thế Tôn, tức có nghĩa là tổn giảm.
8) Với ai, bạch Thế Tôn, có lòng tin đối với thiện pháp,
có biết thẹn đối với thiện pháp, có biết sợ đối với thiện pháp,
có tinh tấn đối với thiện pháp, có trí tuệ đối với thiện pháp;
với vị ấy, dầu là đêm hay là ngày, chờ đợi sự tăng trưởng đối
với thiện pháp, không phải sự tổn giảm.
9) Ví như mặt trăng, bạch Thế Tôn, trong thời kỳ sáng
trời, dầu là đêm hay là ngày, hình sắc tăng trưởng dần, hình
tròn tăng trưởng dần, ánh sáng tăng trưởng dần, quỹ đạo nó
đi tăng trưởng dần. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, với ai có lòng
tin đối với thiện pháp, có biết thẹn...có biết sợ... có tinh tấn...
có trí tuệ đối với thiện pháp; với vị ấy, dầu là đêm hay là
ngày, chờ đợi là sự tăng trưởng đối với thiện pháp, không
phải là tổn giảm.
10) Người có lòng tin, bạch Thế Tôn, tức có nghĩa là
không tổn giảm. Người có biết thẹn, bạch Thế Tôn, tức có
nghĩa là không tổn giảm. Người có biết sợ, bạch Thế Tôn,
tức có nghĩa là không tổn giảm. Người tinh cần, bạch Thế
Tôn, tức có nghĩa là không tổn giảm. Người không phẫn nộ,
bạch Thế Tôn, tức có nghĩa là không tổn giảm. Người không
sân hận, bạch Thế Tôn, tức có nghĩa là không tổn giảm. Có
những Tỷ-kheo giáo giới, bạch Thế Tôn, tức có nghĩa là
không tổn giảm.
11) -- Lành thay, lành thay, này Kassapa! Với ai, này
Kassapa, không có lòng tin đối với thiện pháp... không có
biết thẹn... không có biết sợ... không có tinh tấn... không có