28
Chương I: Tương Ưng Nhân Duyên
-- Này Kassapa, không phải khổ không có. Khổ có, này
Kassapa.
12) -- Như vậy, Tôn giả Gotama không biết, không thấy
khổ.
-- Này Kassapa, không phải Ta không biết, không thấy
khổ. Này Kassapa, Ta biết khổ, này Kassapa, Ta thấy khổ.
13) -- Ðược hỏi: "Tôn giả Gotama, khổ có phải tự mình
làm ra", Ngài trả lời: "Không phải vậy, này Kassapa". Ðược
hỏi: "Tôn giả Gotama, khổ có phải do người khác làm ra?",
Ngài trả lời: "Không phải vậy, này Kassapa". Ðược hỏi:
"Tôn giả Gotama, khổ có phải do tự mình làm ra và do người
khác làm ra?", Ngài trả lời: "Không phải vậy, này Kassapa".
Ðược hỏi: "Tôn giả Gotama, có phải khổ không do tự mình
làm ra và không do người khác làm ra, khổ do tự nhiên
sanh?", Ngài trả lời: "Không phải vậy, này Kassapa". Ðược
hỏi: "Tôn giả Gotama, có phải khổ không có?", Ngài trả lời:
"Không phải khổ không có. Khổ có, này Kassapa". Ðược
hỏi: "Như vậy Tôn giả Gotama, không biết, không thấy
khổ?", Ngài trả lời: "Này Kassapa, không phải Ta không biết,
không thấy khổ. Này Kassapa, Ta biết khổ, này Kassapa, Ta
thấy khổ". Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy nói lên cho con về
khổ, bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết cho con về khổ.
14) -- Một người làm và chính người làm ấy cảm thọ
(kết quả). Này Kassapa, như Ông gọi ban đầu "khổ do tự
mình làm ra", như vậy có nghĩa là thường kiến.
Một người khác làm và một người khác cảm thọ. Này
Kassapa, như vậy đối với người bị cảm thọ, được xảy ra như:
"Khổ do người khác làm ra", như vậy có nghĩa là đoạn kiến.
15) Này Kassapa, từ bỏ hai cực đoan ấy, Như Lai
thuyết pháp theo con đường trung đạo. Vô minh duyên hành,