36
Chương I: Tương Ưng Nhân Duyên
17) Vô minh, này các Tỷ-kheo, là vô thường hữu vi,
duyên sanh, biến hoại tánh, biến diệt tánh, ly tham tánh, đoạn
diệt tánh. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, được gọi là
duyên sanh pháp.
18) Do vì, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử khéo thấy
như chơn với chánh trí tuệ lý duyên khởi này và các pháp
duyên sanh này, nên chắc chắn vị ấy không chạy theo quá
khứ (với những câu hỏi): "Ta có mặt trong quá khứ? Ta
không có mặt trong quá khứ? Ta là gì trong quá khứ? Ta có
mặt như thế nào trong quá khứ? Hay trước ta đã là gì, và nay
trong quá khứ ta là gì?"
19) Hay không chạy theo tương lai (với những câu hỏi):
"Ta có mặt trong tương lai? Ta không có mặt trong tương
lai? Ta sẽ làm gì trong tương lai? Ta có mặt như thế nào
trong tương lai? Hay trước ta là gì, và nay trong tương lai ta
sẽ là gì?"
20) Hay nay các vị ấy sẽ khởi lên những nghi ngờ về tự
mình trong hiện tại như sau: "Ta hiện có mặt? Ta hiện không
có mặt? Ta hiện là gì? Ta hiện có mặt như thế nào?" Sự kiện
như vậy không xảy ra.
21) Vì sao? Vì rằng vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo,
đã khéo thấy như chơn với chánh trí tuệ, định lý duyên khởi
này với các pháp duyên sanh này.
III. Phẩm Mười Lực
I. Mười Lực (Tăng 46,3, Ðại 2,776a) (S.ii,27)
1). .. Trú ở Sàvatthi.