34
Chương I: Tương Ưng Nhân Duyên
8) Và này các Tỷ-kheo, bị vô minh che đậy, bị tham ái
hệ phược, thân người Hiền trí được sanh khởi. Vô minh ấy,
người Hiền trí đoạn tận. Tham ái ấy, người Hiền trí tận trừ.
Vì sao? Này các Tỷ-kheo, người Hiền trí sống Phạm hạnh, vì
chơn chánh đoạn trừ khổ đau. Do vậy, người Hiền trí, khi
thân hoại mạng chung, không đi đến một thân khác. Do
không đi đến một thân khác, vị ấy giải thoát khỏi sanh, già,
chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng: "Vị ấy thoát khỏi đau
khổ".
9) Này các Tỷ-kheo, đây là sự phân biệt, đây là sự sai
khác, đây là sự dị biệt giữa bậc Hiền trí và người ngu.
XX. Duyên (Tạp 12.14, Ðại 2, 84b) (S.ii,25)
1) Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông lý
duyên khởi và các pháp duyên sanh. Hãy lắng nghe và khéo
suy nghiệm, Ta sẽ giảng.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
Thế Tôn nói như sau:
3) -- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là lý duyên khởi? Do
duyên sanh, này các Tỷ-kheo, già, chết khởi lên. Dầu các
Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện, an trú là giới tánh
ấy, pháp trú tánh ấy, pháp quyết định tánh ấy, y duyên tánh
ấy. Như Lai hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng đạt định
lý ấy. Sau khi hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng đạt,
Như Lai tuyên bố, tuyên thuyết, tường thuyết, khai hiển, khai
thị, phân biệt, minh hiển, minh thị.
4) Do duyên sanh, này các Tỷ-kheo, nên có già, chết.
Do duyên hữu, này các Tỷ-kheo, nên có sanh. Do duyên thủ,