Tương Ưng Bộ Kinh – Tập 2
33
Duyên bộ hai này có xúc, có sáu xứ. Do cảm xúc bởi chúng,
hoặc một trong hai, người ngu cảm thọ lạc khổ.
3) Ðối với bậc Hiền, này các Tỷ-kheo, bị vô minh che
đậy, bị tham ái hệ phược, thân này được khởi lên như sau:
Chỉ có thân này và danh sắc ở ngoài. Như vậy là bộ hai này.
Duyên bộ hai này có xúc, có sáu xứ. Do cảm xúc bởi chúng,
hoặc một trong hai, người Hiền cảm thọ lạc khổ.
4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có gì phân biệt, có gì sai
khác, có gì dị biệt giữa bậc Hiền và kẻ ngu?
5) -- Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy
Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm lãnh đạo, lấy Thế
Tôn làm chỗ y chỉ. Bạch Thế Tôn, lành thay, nếu Thế Tôn
nói lên cho chúng con ý nghĩa lời nói này. Sau khi nghe Thế
Tôn giảng, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.
6) -- Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và khéo suy
nghiệm, Ta sẽ nói.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
7) Thế Tôn nói như sau:
-- Này các Tỷ-kheo, bị vô minh che đậy và bị tham ái
hệ phược, thân này của người ngu được sanh khởi. Vô minh
ấy, người ngu không đoạn tận. Tham ái ấy, người ngu không
tận trừ. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, người ngu sống Phạm
hạnh không phải vì chơn chánh đoạn trừ khổ đau. Do vậy
người ngu, khi thân hoại mạng chung, đi đến một thân khác.
Do đi đến một thân khác, người ấy không giải thoát khỏi
sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng: "Người ấy
không thoát khỏi đau khổ".