Tương Ưng Bộ Kinh - Tập 3
157
đắc Thiền định, họ sẽ nghĩ rằng: "Chúng ta sẽ không thối
thất!"
15-21) -- Này Assaji, Ông nghĩ thế nào, sắc là thường
hay vô thường?
-- Vô thường, bạch Thế Tôn!... Thức là thường hay vô
thường?... do vậy... thấy vậy... "... không còn trở lui trạng
thái này nữa". Vị ấy biết rõ như vậy.
22) Khi cảm giác lạc thọ, vị ấy biết rõ: "Là vô thường";
vị ấy biết rõ: "Là không nên đắm trước"; vị ấy biết rõ: "Là
không nên hoan hỷ". Khi cảm giác khổ thọ, vị ấy biết rõ: "Là
vô thường"; vị ấy biết rõ: "Là không nên đắm trước"; vị ấy
biết rõ: "Là không nên hoan hỷ". Khi cảm giác bất khổ bất
lạc thọ, vị ấy biết rõ: "Là vô thường"; vị ấy biết rõ: "Là
không nên đắm trước"; vị ấy biết rõ: "Là không nên hoan
hỷ".
23) Nếu vị ấy cảm giác lạc thọ, vị ấy cảm thọ không có
hệ lụy. Nếu vị ấy cảm giác khổ thọ, vị ấy cảm thọ không có
hệ lụy. Nếu vị ấy cảm giác bất khổ bất lạc thọ, vị ấy cảm thọ
không có hệ lụy.
24) Nếu vị ấy cảm thọ một cảm thọ cùng tận về thân, vị
ấy biết rõ: "Ta đang cảm giác một cảm thọ cùng tận về thân".
Nếu vị ấy cảm giác một cảm thọ cùng tận về sinh mạng, vị
ấy biết rõ: "Ta đang cảm giác một cảm thọ cùng tận về sinh
mạng". Vị ấy biết rõ rằng: "Khi thân hoại mạng chung trên
cho đến khi sinh mạng đi đến chỗ cùng tận, ở đây tất cả
những gì vị ấy cảm thọ, tất cả những gì vị ấy hoan hỷ, sẽ trở
thành thanh lương!"
25) Ví như, này Assaji, do duyên dầu, do duyên tim
bấc, một cây đèn dầu được cháy đỏ. Khi dầu và tim bấc của
ngọn đèn ấy đoạn tận, không có mang lại nhiên liệu, ngọn