60
Chương I: Tương Ưng Uẩn
IV. Vô Thường (Tạp 3,36, Chánh Quán Sát, Ðại 2,21c)
(S.iii,45)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô thường. Cái gì vô
thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã, cần phải
như thật quán với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của
tôi; cái này không phải là tôi; cái này không phải tự ngã của
tôi".
4-6) Thọ, này các Tỷ-kheo, là vô thường... Tưởng, này
các Tỷ-kheo, là vô thường... Các hành, này các Tỷ-kheo, là
vô thường...
7) Thức, này các Tỷ-kheo, là vô thường. Cái gì vô
thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã, cần phải
như thật quán với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của
tôi; cái này không phải là tôi; cái này không phải tự ngã của
tôi".
8) Do như thật quán với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy
không có các tùy kiến về quá khứ. Do không có các tùy kiến
về quá khứ nên không có các tùy kiến về tương lai. Do
không có các tùy kiến về tương lai, kiên trì chấp thủ không
có. Do không có kiên trì chấp thủ, đối với sắc... đối với thọ...
đối với tưởng... đối với các hành... đối với thức, tâm ly tham,
giải thoát, không chấp thủ các lậu hoặc. Do giải thoát, vị ấy
an trú. Do an trú, vị ấy tri túc. Do tri túc, vị ấy không ưu não.
Do không ưu não, vị ấy tự mình được tịch tịnh một cách viên
mãn. Vị ấy biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những
việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
V. Quán Kiến (Tạp 2,13, Giác, Ðại 2,11b) (S.iii,46)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...