Tương Ưng Bộ Kinh - Tập 4
297
này là khác nghĩa, khác ngôn từ". Một số Tỷ-kheo trưởng lão
trả lời: "Này chư Hiền, kiết sử hay các pháp bị kiết sử; những
pháp này là đồng nghĩa, chỉ khác ngôn từ".
6) Rồi cư sĩ Citta đi đến các Tỷ-kheo trưởng lão ấy; sau
khi đến, đảnh lễ các Tỷ-kheo trưởng lão rồi ngồi xuống một
bên.
7) Ngồi một bên, cư sĩ Citta thưa với các Tỷ-kheo
trưởng lão:
-- Bạch chư Thượng tọa, (chúng con) được nghe có một
số đông Tỷ-kheo trưởng lão, sau buổi ăn đi khất thực trở về,
ngồi tụ họp tại ngôi nhà tròn, và giữa các vị này, khởi lên câu
chuyện sau đây: "Này chư Hiền, kiết sử hay các pháp bị kiết
sử; các pháp này là khác nghĩa, khác ngôn từ, hay đồng
nghĩa, chỉ khác ngôn từ". Một số Tỷ-kheo trưởng lão trả lời:
"Này chư Hiền, kiết sử hay các pháp bị kiết sử; những pháp
này đồng nghĩa, chỉ khác ngôn từ".
-- Có vậy, này Cư sĩ.
8) -- Bạch chư Thượng tọa, kiết sử hay các pháp bị kiết
sử; các pháp này là khác nghĩa và cũng khác ngôn từ. Bạch
chư Thượng tọa, con sẽ nói lên một ví dụ cho quý vị. Ở đây,
một số người có trí, nhờ ví dụ hiểu được ý nghĩa lời nói.
9) Bạch chư Thượng tọa, ví như một con bò đực đen và
con bò đực trắng được dính lại với nhau bởi một sợi dây hay
một cái ách. Nếu có người nói: "Con bò đực đen là kiết sử
cho con bò đực trắng, và con bò đực trắng là kiết sử cho con
bò đực đen". Nói như vậy có phải là nói một cách chơn
chánh không?
-- Thưa không, này Cư sĩ. Này Cư sĩ, con bò đực đen
không phải là kiết sử của con bò đực trắng. Và con bò đực