Tương Ưng Bộ Kinh - Tập 4
7
4-7) Tai là vô ngã... Mũi là vô ngã... Lưỡi là vô ngã...
Thân là vô ngã...
8) Ý là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán
với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này
không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
9) Thấy vậy... "... không còn trở lui trạng thái này nữa".
4.IV. Vô Thường (2) Ngoại (S.iv,2)
1-2) ...
3) -- Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô thường. Cái gì vô
thường là khổ. Cái khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như
thật quán với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi,
cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
4-7) Các tiếng... Các hương... Các vị... Các xúc...
8) Các pháp là vô thường. Cái gì vô thường là khổ. Cái
gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với
chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này không
phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
9) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử
nhàm chán đối với các sắc, nhàm chán đối với các tiếng,
nhàm chán đối với các hương, nhàm chán đối với các vị,
nhàm chán đối với các xúc, nhàm chán đối với các pháp. Do
nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong
sự giải thoát, khởi lên trí biết rằng: "Ta đã giải thoát". Vị ấy
biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên
làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
5.V. Khổ (2) Ngoại (S.iv.3)
1-2) ...