182
Chương III: Tương Ưng Niệm Xứ
chấm dứt khổ ưu, chứng đạt chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn.
Tức là bốn niệm xứ. Thế nào là bốn? Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo
trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm,
nhiếp phục tham ưu ở đời. Tỷ-kheo trú, quán thọ trên các
cảm thọ... Tỷ-kheo trú, quán tâm trên tâm... Tỷ-kheo trú,
quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm,
nhiếp phục tham ưu ở đời. Bạch Thế Tôn, đây là con đường
độc nhất đưa đến thanh tịnh cho các chúng sanh, vượt qua
sầu bi, chấm dứt khổ ưu, chứng đạt chánh lý, chứng ngộ
Niết-bàn. Tức là bốn niệm xứ.
6) Phạm thiên Sahampati thuyết như vậy. Nói như vậy
xong, Phạm thiên Sahampati lại nói thêm:
Thấy con đường độc nhất,
Ðưa đến đoạn tận sanh.
Bậc lân mẫn chúng sanh,
Biết được con đường ấy.
Chính với con đường này,
Trước đã từng vượt qua,
Tương lai sẽ vượt qua,
Nay vượt khỏi bộc lưu.
19. IX. Sedaka, hay Ekantaka (Tạp 24,17, Ðại 2,173b)
(S.v,168)
1) Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sumbha, tại
Desakà, một thị trấn của dân chúng Sumbhà.
2) Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và bảo:
-- Thuở trước, này các Tỷ-kheo, một người nhào lộn
với cây tre, sau khi dựng lên một cây tre, liền bảo người đệ
tử tên là Medakathàlikà: "Này Medakathàlikà, hãy đến, leo
lên cây tre và đứng trên vai ta" -- "Thưa thầy, vâng". Này các