198
Chương III: Tương Ưng Niệm Xứ
pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp
phục tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là niệm xứ.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tu tập bốn niệm xứ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán tánh tập
khởi trên thân; trú, quán tánh đoạn diệt trên thân; trú, quán
tánh tập khởi và tánh đoạn diệt trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác,
chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Vị ấy trú, quán tánh
tập khởi trên các cảm thọ; trú, quán tánh đoạn diệt trên các
cảm thọ; trú, quán tánh tập khởi và tánh đoạn diệt trên các
cảm thọ... trú, quán tánh tập khởi trên tâm... trú, quán tánh
tập khởi trên các pháp; trú, quán tánh đoạn diệt trên các
pháp; trú, quán tánh tập khởi và tánh đoạn diệt trên các pháp,
nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, là sự tu tập bốn niệm xứ.
5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đạo lộ đưa đến sự tu
tập bốn niệm xứ? Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành,
tức là chánh tri kiến... chánh định. Này các Tỷ-kheo, đây gọi
là đạo lộ đưa đến tu tập bốn niệm xứ.
V. Phẩm Bất Tử
41. I. Bất Tử (Tạp 24,4 Ðại 2,171a) (S.v,184)
1) Tại Sàvatthi...
2) -- Này các Tỷ-kheo, hãy trú với tâm khéo an trú trên
bốn niệm xứ. Nhưng các Ông chớ có bỏ mất bất tử. Thế nào
là bốn?
3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên
thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở