Tương Ưng Bộ Kinh - Tập 5
215
tâm, cố gắng làm cho sanh khởi; đối với các thiện pháp đã
sanh, phát khởi lòng ước muốn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm,
cố gắng làm cho an trú, không có mê ám, được tăng trưởng,
quảng đại, được tu tập, được làm cho viên mãn. Này các Tỷ-
kheo, đây gọi là tấn căn.
5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là niệm căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử chánh niệm,
thành tựu niệm tuệ, tối thắng, ức niệm, tùy niệm các việc làm
từ lâu, và lời nói từ lâu. Vị ấy trú, quán thân trên thân... quán
thọ trên các cảm thọ... quán tâm trên tâm... quán pháp trên
các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham
ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là niệm căn.
6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là định căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử, sau khi từ bỏ
pháp sở duyên, được định, được nhứt tâm. Vị ấy ly dục, ly
bất thiện pháp, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng
thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ... an trú Thiền thứ
hai... an trú Thiền thứ ba... từ bỏ lạc, từ bỏ khổ, chấm dứt hỷ
ưu đã cảm thọ từ trước, chứng đạt và an trú Thiền thứ tư,
không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo,
đây gọi là định căn.
7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tuệ căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có trí tuệ, đầy
đủ trí tuệ về sự sanh diệt các pháp, trí tuệ thuộc bậc Thánh
thể nhập (các pháp), đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau.
Vị ấy như thật rõ biết đây là khổ, như thật rõ biết đây là khổ
tập khởi, như thật rõ biết đây là khổ đoạn diệt, như thật rõ
biết đây là con đường đưa đến khổ đoạn diệt. Này các Tỷ-
kheo, đây gọi là tuệ căn.