KINH TƯƠNG ƯNG BỘ - TẬP 5 - Trang 211

214

Chương IV: Tương Ưng Căn

6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là định căn? Ở đây, này

các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử sau khi từ bỏ pháp sở duyên,
được định, được nhứt tâm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là định
căn.

7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tuệ căn? Ở đây, này

các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sự
sanh diệt các pháp, trí tuệ các bậc Thánh thể nhập (các pháp),
đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Này các Tỷ-kheo, đây
gọi là tuệ căn.
10. X. Phân Tích (Tạp 26,14, Ðại 2,183b) (S.v,197)

1) Tại Savatthi, ... Thế Tôn thuyết
2) -- Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là

năm? Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn.

3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tín căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có lòng tin, đặt

lòng tin ở sự giác ngộ của Như Lai: "Ðây là Bậc Ứng Cúng,
Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải,
Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật,
Thế Tôn". Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là tín căn.

4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tấn căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử sống tinh cần,

tinh tấn, đoạn trừ các pháp bất thiện, làm cho đầy đủ các
thiện pháp, với nỗ lực kiên trì, tinh tấn, không có từ bỏ gánh
nặng đối với thiện pháp. Vị ấy đối với các pháp bất thiện
chưa sanh, phát khởi lòng ước muốn, tinh cần, tinh tấn, quyết
tâm, cố gắng làm cho không sanh khởi; đối với các pháp bất
thiện đã sanh, phát khởi lòng ước muốn, tinh cần, tinh tấn,
quyết tâm, cố gắng làm cho đoạn tận; đối với các thiện pháp
chưa sanh, phát khởi lòng ước muốn, tinh cần, tinh tấn, quyết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.