282
Chương VII: Tương Ưng Như Ý Túc
6) Có người tu tập như ý túc, câu hữu với tư duy định
tinh cần hành, với ý nghĩ: "Như vậy, tâm của ta sẽ không quá
thụ động và cũng không quá hăng say, sẽ không co rút phía
trong, sẽ không phân tán phía ngoài, an trú với tưởng trước
sau đồng đẳng. Trước thế nào, thời sau như vậy; sau thế nào,
thời trước như vậy. Dưới thế nào, thời trên như vậy; trên thế
nào, thời dưới như vậy. Ban ngày thế nào, thời ban đêm như
vậy; ban đêm thế nào, thời ban ngày như vậy". Như vậy, với
tâm rộng mở, không với tâm gò bó, với tâm chói sáng, vị ấy
tu tập tâm.
7) Tu tập bốn như ý túc như vậy, làm cho sung mãn
như vậy, Tỷ-kheo chứng được nhiều loại thần thông: Một
thân hiện ra nhiều thân; nhiều thân hiện ra một thân; hiện
hình, biến hình, đi ngang qua tường, qua thành lũy, qua núi,
không dính như đi ngang qua hư không; trồi lên, độn thổ,
ngang qua đất liền như ở trong nước; đi trên nước không nứt
ra như đi trên đất liền; ngồi kiết-già, đi trên hư không như
con chim, với bàn tay chạm và rờ mặt trăng và mặt trời,
những vật có đại thần lực, đại uy thần như vậy; có thể tự thân
bay đến cõi Phạm thiên.
8) Tu tập như ý túc như vậy, làm cho sung mãn như
vậy, Tỷ-kheo chứng được thiên nhĩ thông thanh tịnh, siêu
nhân, có thể nghe hai loại tiếng, chư Thiên và loài Người,
hoặc xa hoặc gần.
9) Tu tập bốn như ý túc như vậy, làm cho sung mãn
như vậy, Tỷ-kheo với tâm của mình rõ biết tâm của các
chúng sanh, của những người khác. Với tâm có tham, vị ấy
rõ biết là tâm có tham; với tâm không có tham, rõ biết là tâm
không có tham; với tâm có sân, rõ biết là tâm có sân; với tâm
không có sân, rõ biết là tâm không có sân; với tâm có si rõ
biết là tâm có si; với tâm không có si, rõ biết là tâm không có