Tương Ưng Bộ Kinh - Tập 5
295
2) -- Có bốn như ý túc này, này các Tỷ-kheo, được tu
tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn. Tu
tập như thế nào làm cho sung mãn như thế nào, này các Tỷ-
kheo, bốn như ý túc này có quả lớn, có lợi ích lớn?
3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập như ý túc
câu hữu với dục định tinh cần hành (nghĩ rằng): "Như vậy,
dục của ta sẽ không có quá thụ động, sẽ không có quá hăng
say, sẽ không co rút phía trong, sẽ không phân tán phía
ngoài, an trú với tưởng trước sau đồng đẳng..". Như vậy, với
tâm rộng mở, với tâm không gò bó, với tâm chói sáng, vị ấy
tu tập tâm... tinh tấn định... tâm định... tu tập như ý túc câu
hữu với tư duy định tinh cần hành (nghĩ rằng): "Như vậy, tư
duy của ta sẽ không quá thụ động..". Như vậy, với tâm rộng
mở, với tâm không gò bó, với tâm chói sáng, vị ấy tu tập
tâm.
II
4) Này các Tỷ-kheo, thế nào là dục quá thụ động? Dục
nào, này các Tỷ-kheo, đi đôi với biếng nhác, tương ưng với
biếng nhác, này các Tỷ-kheo, đây gọi là dục quá thụ động.
5) Này các Tỷ-kheo, thế nào là dục quá hăng say? Dục
nào, này các Tỷ-kheo, đi đôi với trạo cử, tương ưng với dao
động, này các Tỷ-kheo, đây gọi là dục quá hăng say.
6) Này các Tỷ-kheo, thế nào là dục bị co rút phía trong?
Lòng dục nào, này các Tỷ-kheo, đi đôi với hôn trầm thụy
miên, tương ưng với hôn trầm thụy miên, này các Tỷ-kheo,
đây gọi là dục bị co rút phía trong.
7) Này các Tỷ-kheo, thế nào là dục bị phân tán phía
ngoài? Lòng dục nào, này các Tỷ-kheo, hướng về phía ngoài,
duyên năm dục công đức, bị phân tán, bị phân ly, này các
Tỷ-kheo, đây gọi là dục bị phân tán phía ngoài.