Tương Ưng Bộ Kinh - Tập 5
301
2)-- Này các Tỷ-kheo, có bốn như ý túc này. Thế nào là
bốn?...
3) Tu tập, làm cho sung mãn bốn như ý túc này, này các
Tỷ-kheo, được chờ đợi là một trong hai quả: Ngay hiện tại
được chánh trí, hay nếu có dư y, được quả Bất lai.
26.VI. Quả (2) (S.v,285)
1) ...
2)-- Này các Tỷ-kheo, có bốn như ý túc này. Thế nào là
bốn?...
3) Tu tập, làm cho sung mãn bốn như ý túc này, được chờ
đợi bảy quả, bảy lợi ích. Thế nào là bảy quả, bảy lợi ích?...
4) Ngay trong hiện tại, lập tức thành tựu chánh trí; nếu
ngay trong hiện tại, không lập tức thành tựu chánh trí, thời
khi mạng chung, thành tựu chánh trí; nếu khi mạng chung,
không thành tựu chánh trí, thì sau khi diệt năm hạ phần kiết
sử, được Trung gian Bát-niết-bàn, được Tổn hại Bát-niết-
bàn, được Vô hành Niết-hàn, được Hữu hành Niết-bàn, được
chứng Thượng lưu, sanh Cứu cánh thiên.
27.VII. Ananda (1) (S.v,285)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn, sau khi đến...
ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, thế nào là như ý lực? Thế nào là như
ý túc? Thế nào là sự tu tập như ý túc? Thế nào là con đường
đưa đến tu tập như ý túc?
(Như trên chương II, kinh 19, từ đoạn số 2 đến đoạn số
6. Nguyên bản trang 276)