324
Chương X: Tương Ưng Hơi Thở Vô, Hơi Thở Ra
4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác
chi câu hữu với niệm hơi thở vô, hơi thở ra, liên hệ đến viễn
ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ
bỏ; tu tập trạch pháp giác chi... ; tu tập tinh tấn giác chi... ; tu
tập hỷ giác chi... ; tu tập khinh an giác chi...; tu tập niệm giác
chi...; tu tập định giác chi...; tu tập xả giác chi câu hữu với
niệm hơi thở vô, hơi thở ra, liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly
tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.
5) Tu tập như vậy, này các Tỷ-kheo, làm cho sung mãn
như vậy, niệm hơi thở vô, hơi thở ra thời có quả lớn, có lợi
ích lớn.
3. III. Thanh Tịnh (S.v,313)
1-2) Sàvatthi... Ở đấy... thuyết như sau:
3) -- Niệm hơi thở vô, hơi thở ra, này các Tỷ-kheo,
được tu tập, được làm cho sung mãn thời có quả lớn, có lợi
ích lớn. Tu tập như thế nào, này các Tỷ-kheo, làm cho sung
mãn như thế nào, niệm hơi thở vô, hơi thở ra thời có quả lớn,
có lợi ích lớn?
4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến khu rừng,
hay đi đến gốc cây, hay đi đến căn nhà trống, ngồi kiết-già,
lưng thẳng, đặt niệm trước mặt; vị ấy chánh niệm hơi thở vô,
chánh niệm hơi thở ra.
5-10) ... như kinh 1, từ đoạn 5 đến đoạn 10...
11) -- Tu tập như vậy, này các Tỷ-kheo, làm cho sung
mãn như vậy, niệm hơi thở vô, hơi thở ra thời có quả lớn,
thời có lợi ích lớn.
4. IV. Quả (S.v,313)
1-2) ...