326
Chương X: Tương Ưng Hơi Thở Vô, Hơi Thở Ra
12) Tu tập như vậy, này các Tỷ-kheo, làm cho sung
mãn như vậy, niệm hơi thở vô, hơi thở ra thời được chờ đợi
bảy quả, bảy lợi ích. Thế nào là bảy quả, bảy lợi ích?
13) Ngay trong hiện tại, lập tức thành tựu Chánh trí.
Nếu ngay trong hiện tại không lập tức thành tựu Chánh trí,
thời khi mệnh chung, thành tựu Chánh trí. Nếu khi mệnh
chung không thành tựu Chánh trí, thời sau khi đoạn diệt năm
hạ phần kiết sử, được Trung gian Bát-niết-bàn, được Tổn hại
Bát-niết-bàn, được Vô hành Bát-niết-bàn, được Hữu hành
Bát-niết-bàn, được Thượng lưu, đạt đến Sắc cứu cánh thiên.
14) Tu tập như vậy, này các Tỷ-kheo, làm cho sung
mãn như vậy, niệm hơi thở vô, hơi thở ra thời được chờ đợi
bảy quả, bảy lợi ích này.
6. VI. Arittha (S.v,314)
1-2) Tại Sàvatthi. Tại đấy, Thế Tôn... nói như sau:
-- Này các Tỷ-kheo, các Ông hãy tu tập niệm hơi thở
vô, hơi thở ra.
3) Khi được nói vậy, Tôn giả Arittha bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, con có tu tập niệm hơi thở vô, hơi thở
ra.
-- Này Arittha, Ông tu tập niệm hơi thở vô, hơi thở ra
như thế nào?
4) -- Bạch Thế Tôn, đối với các dục (kàma) quá khứ,
con đoạn trừ dục tham (kàmacchanda). Ðối với dục tương
lai, con từ bỏ dục tham. Ðối ngại tưởng (pàtighasanna), đối
với nội ngoại pháp, được khéo nhiếp phục nơi con. Chánh
niệm, con thở vô. Chánh niệm, con thở ra. Như vậy, bạch
Thế Tôn, con tu tập niệm hơi thở vô, hơi thở ra.