KINH TƯƠNG ƯNG BỘ - TẬP 5 - Trang 97

100

Chương II: Tương Ưng Giác Chi

3) Với Tỷ-kheo không phóng dật này, này các Tỷ-kheo,

được chờ đợi rằng bảy giác chi sẽ được tu tập, bảy giác chi
sẽ được làm cho sung mãn. Và như thế nào, này các Tỷ-
kheo, Tỷ-kheo không phóng dật tu tập bảy giác chi, làm cho
sung mãn bảy giác chi?

4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác

chi... tu tập xả giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly
tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Như vậy, này
các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không phóng dật tu tập bảy giác chi,
làm cho sung mãn bảy giác chi.
32.II. Thiện (2) (S.v,91)

1) ...
2) -- Phàm có những pháp nào, này các Tỷ-kheo, dự

phần về thiện và bất thiện, nhưng thuộc về phần thiện, tất cả
những pháp ấy lấy như lý tác ý làm căn bản, lấy như lý tác ý
làm chỗ quy tụ; như lý tác ý được gọi là tối thượng đối với
những pháp ấy.

3) Với Tỷ-kheo thành tựu như lý tác ý này, này các Tỷ-

kheo, được chờ đợi rằng bảy giác chi sẽ được tu tập, sẽ được
làm cho sung mãn. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-
kheo thành tựu như lý tác ý, tu tập bảy giác chi, làm cho sung
mãn bảy giác chi?

4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác

chi... tu tập xả giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly
tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Như vậy, này
các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thành tựu như lý tác ý, tu tập bảy giác
chi, làm cho sung mãn bảy giác chi.
33.III. Cấu Uế (1) (S.v,92)

1) ...

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.