KỶ LUẬT CỦA SIÊU VIỆT - TẬP 1 - Trang 5

ấy. Ông ấy không phải là người một chiều.
Có ba cách tiếp cận tới chân lí. Một là cách tiếp cận của sức mạnh,
cách tiếp cận khác là của cái đẹp, và cách tiếp cận thứ ba là của sự

vĩ đại.
Cách tiếp cận khoa học là việc tìm kiếm sức mạnh; đó là lí do tại sao
Huân tước Bacon đã nói 'tri thức là sức mạnh'. Khoa học đã làm cho
con người thành rất mạnh, mạnh tới mức con người có thể phá huỷ

toàn thể hành tinh trái đất này. Lần đầu tiên trong lịch sử tâm thức
con người có khả năng tự tử toàn cầu, tự tử tập thể. Khoa học đã

thả ra sức mạnh khủng khiếp. Khoa học vẫn tiếp tục tìm kiếm ngày
một nhiều sức mạnh. Điều này nữa cũng là cách tiếp cận hướng tới

chân lí, nhưng là cách tiếp cận bộ phận.
Thế rồi có những nhà thơ, nhà huyền môn, những người có ý thức
thẩm mĩ. Họ nhìn vào chân lí như cái đẹp - Jalaluddin Rumi và

Rabindranath Tagore và những người khác, người cho rằng cái đẹp
là chân lí. Họ tạo ra nhiều nghệ thuật, họ tạo ra những ngọn nguồn

mới về cái đẹp trên thế giới. Hoạ sĩ, nhà thơ, vũ công, nhạc sĩ, họ
cũng tiếp cận tới chân lí từ một chiều hướng hoàn toàn khác với sức
mạnh.
Nhà thơ không giống như nhà khoa học. Nhà khoa học làm việc với

phân tích, lập luận, quan sát. Nhà thơ vận hành qua trái tim - phi lí,
tình yêu. Người đó chẳng liên quan gì tới tâm trí và lập luận cả.
Phần lớn hơn của những người tôn giáo thuộc vào chiều hướng thứ
hai. Người Sufi, người Baul - họ tất cả đều thuộc vào cách tiếp cận

thẩm mĩ. Do đó mới có nhiều nhà thờ Hồi giáo, nhiều nhà thờ, đền
chùa đẹp thế - Ajanta và Ellora - chúng đã được tạo ra bởi những

người tôn giáo. Bất kì khi nào hoạt động tôn giáo chiếm ưu thế,
nghệ thuật được tạo ra, âm nhạc được tạo ra, những bức hoạ vĩ đại

được tạo ra; thế giới trở thành đẹp hơn lên chút ít. Nó không trở nên
mạnh hơn, nhưng nó trở nên đẹp hơn, đáng yêu hơn, đáng sống

hơn.
Cách tiếp cận thứ ba là cách tiếp cận của sự vĩ đại. Các nhà sáng
lập Kinh Thánh - Moses, Abraham; nhà sáng lập Hồi giáo

Mohammed; Krishna và Ram - cách tiếp cận của họ là thông qua
chiều hướng của sự vĩ đại... niềm kính nể mà người ta cảm thấy khi
nhìn vào cái bao la của vũ trụ. Upanishad, Veda, chúng tất cả đều

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.