Đó là lí do tại sao việc xảy ra là đêm nay bạn có thể quyết định:
"Sáng mai mình sẽ dậy lúc ba giờ; dù bất kì cái gì xảy ra thì mình
cũng sẽ dậy." Bạn đặt báo thức và vào lúc ba giờ bạn tắt báo thức đi
vì bạn bị việc báo thức làm khó chịu. Và bạn nghĩ, "Một ngày - có
thành vấn đề gì? Thôi để mai...." và bạn lại ngủ tiếp. Và lần nữa khi
bạn dậy lúc tám giờ sáng bạn lại tự giận mình. Bạn nói, "Làm sao
mà điều này lại có thể xảy ra được? Mình đã quyết định dậy rồi. Làm
sao mình lại cứ ngủ tiếp thế nhỉ?"
Có hai cái tôi khác nhau: một cái tôi đã quyết định và một cái tôi bị
khó chịu với việc báo thức, đấy là những cái tôi khác nhau. Có thể
cái tôi thứ nhất quay lại vào buổi sáng và hối hận. Bạn trở nên giận
dữ và thế rồi bạn hối hận: đây là hai cái tôi khác nhau - chúng chưa
bao giờ gặp nhau! Chúng không biết cái tôi kia làm gì. Cái tôi tạo ra
giận dữ thì cứ tạo ra giận dữ, còn cái tôi hối hận thì cứ hối hận - còn
bạn chẳng bao giờ thay đổi.
Gurdjieff hay nói rằng chừng nào bạn còn chưa có một cái tôi kết
tinh thường hằng thì bạn không nên tin cậy vào chính mình. Bạn
không phải là một người, bạn là đám đông: bạn mang đa tâm lí.
Đó là điều Phật nói: Đừng dựa vào ý chí riêng của mình. Thế thì dựa
vào ai? Dựa vào ai đó có ý chí, người có cái tôi toàn vẹn, người đã
đạt tới, người đã trở thành một trong bản thể mình, không còn bị
phân chia nữa, người thực sự là một cá nhân.
Đừng dựa vào ý chí riêng của các ông. Ý chí riêng của các ông
không đáng tin cậy. Giữ mình chống lại dục vọng, vì nó chắc chắn
sẽ dẫn tới con đường của cái ác. Ý chí của các ông sẽ trở thành
đáng tin cậy chỉ khi các ông đã đạt tới A la hán.
Khi bạn đã đi tới biết mình là ai, khi bạn đã trở thành linh hồn nhận
biết, khi chứng ngộ đã xảy ra, thế thì cái tôi của bạn trở thành đáng
tin cậy - chưa hề có điều đó trước đây. Nhưng thế thì chẳng còn
chuyện gì nữa. Thế thì bạn đã về nhà. Nó vô dụng bây giờ. Khi có
nhu cầu, nó không có đó. Cho nên bạn cần ai đó để bạn có thể
buông xuôi, bạn cần ai đó để sự tin cậy vào người đó có thể nảy
sinh trong bạn. Đó là toàn bộ mối quan hệ của thầy và đệ tử.
Đệ tử chưa có ý chí riêng của mình, còn thầy thì có. Đệ tử là đám
đông còn thầy là cái một thống nhất. Đệ tử buông xuôi. Đệ tử nói,
"Tôi không thể tin cậy vào bản thân mình được, do đó tôi sẽ tin cậy