Chương 6. Khi hai số không gặp nhau
Câu hỏi thứ nhất:
Quan điểm của thầy về thành công trong cuộc sống đời thường là
gì? - tôi sợ thầy chống lại thành công!
Tôi không chống cái gì mà cũng không ủng hộ cái gì. Bất kì cái gì
xảy ra thì cứ xảy ra. Người ta không nên chọn lựa - bởi vì với chọn
lựa là khổ. Nếu bạn muốn thành công bạn sẽ vẫn còn khổ. Bạn có
thể thành công, bạn có thể không thành công; nhưng một điều là
chắc chắn: bạn sẽ vẫn còn khổ.
Nếu bạn muốn thành công, và bạn ngẫu nhiên thành công, bởi tình
cờ, điều đó sẽ không thoả mãn cho bạn - bởi vì đây là cách thức của
tâm trí. Bất kì cái gì bạn có được đều trở thành vô nghĩa, và tâm trí
bắt đầu tiến lên trước bạn. Nó ham muốn thêm nữa, nữa và nữa -
tâm trí không là gì ngoài ham muốn thêm nữa. Và ham muốn này
chẳng bao giờ có thể được thoả mãn, bởi vì bất kì cái gì bạn có
được, bạn bao giờ cũng có thể tưởng tượng ra hơn nữa. Và khoảng
cách giữa cái 'nữa' đó và cái bạn đã có sẽ vẫn cứ là một hằng số.
Đây là một trong những điều bất biến nhất trong kinh nghiệm con
người: mọi thứ đều thay đổi, nhưng khoảng cách giữa cái bạn có và
cái bạn muốn có vẫn cứ là một hằng số.
Albert Einstein nói: Tốc độ của thời gian vẫn còn là hằng số - đó là
hằng số duy nhất. Còn Phật nói: Tốc độ của tâm trí vẫn còn là hằng
số. Và chân lí là ở chỗ tâm trí và thời gian không phải là hai thứ -
chúng cả hai đều là một; hai cái tên cho cùng một thứ.
Cho nên nếu bạn muốn thành công, bạn có thể thành công, nhưng
bạn sẽ không vừa lòng. Và ý nghĩa của thành công là gì nếu bạn
không vừa lòng? Và điều này, tôi nói, chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên
mà bạn mới có thể thành công; khả năng lớn hơn là ở chỗ bạn sẽ
thất bại, bởi vì bạn không săn đuổi thành công một mình - hàng triệu
người cũng đang săn đuổi.
Trong một đất nước sáu trăm triệu người chỉ một người mới có thể
trở thành thủ tướng - và sáu trăm triệu người đều muốn là tổng