Ramakrishna nói, "Ngu xuẩn! Bởi vì ta có thể đơn giản đi tới người
chở phà, và chỉ trả hai xu là anh ta đưa ta sang phía bên kia. Thầy
anh phải mất bao nhiêu năm tu luyện để làm được phép màu này?"
Anh ta nói, "Tám năm."
Ông ấy nói, "Thế này thì quá lắm; giá trị của nó chỉ là hai xu thôi!
Thầy anh là kẻ ngu. Đi và làm cho ông ấy nhận biết rằng ông không
nên phí hoài cuộc đời mình. Điều đó có thể được thực hiện dễ dàng
thế."
Vâng, đây là điều Ramakrishna đang nói: mọi phép màu đều là trò
bản ngã. Con người thực của tôn giáo là phép màu, nhưng phép
màu của người đó lại rất tinh tế.
Mulla Nasruddin tới tôi hôm nọ và anh ta nói, "Osho ơi, tôi chạy cả
trăm thước trong sáu giây đấy!"
Tôi bảo anh ta, "Nasruddin, nhưng điều đó là không thể được; kỉ lục
thế giới là hơn chín giây cơ."
Anh ta nói, "Điều đó đúng đấy, nhưng tôi biết lối tắt!"
Trước hết bạn trở nên quan tâm tới phép màu, và khi bạn không biết
cách làm chúng thì bạn tìm lối tắt, bạn bắt đầu lừa dối. Thế thì bạn
bắt đầu giở thủ đoạn ra với mọi người. Đó là điều các Sai Babas và
những người khác đang làm. Họ đã tìm ra lối tắt - chỉ lừa dối, lừa
gạt.
Nhưng có những người ngu, những người sẽ bị ấn tượng bởi những
điều này. Thực tế chỉ người ngu mới có thể quan tâm và có thể bị ấn
tượng bởi những điều này. Bằng không, phỏng có ích gì? Chẳng có
gì trong nó cả.
Cuộc sống trong bản thân nó là phép màu, nhưng bản ngã không
sẵn sàng chấp nhận điều đó. Nó muốn làm điều gì đó đặc biệt, điều
gì đó mà không ai làm, điều gì đó phi thường.
Người chồng đang chải chuốt trước tấm gương trước khi đi thuyết
trình bài nói quan trọng. Ông ta là một lãnh tụ chính trị.
"Anh tự hỏi không biết có bao nhiêu người vĩ đại trên thế giới?" anh
ta đăm chiêu.
"Ít hơn một người so với số anh nghĩ," vợ ông ta nói.