KỶ LUẬT TÍCH CỰC - Trang 109

101

Chương 4:

Cách kỷ luật trẻ mang tính tích cực

Trừng phạt hay dùng hệ quả lôgíc?

(bản so sánh xử lý tình huống)

Kiên, 11 tuổi, sang chơi một nhà hàng xóm cùng mấy đứa trẻ khác và
sơ ý đánh vỡ chiếc ấm pha chè.

Trừng phạt

Hệ quả lôgíc

Đánh đòn (vài cái đét đít, xoắn tai... rất đau).
Kiên học được điều gì? Trẻ có thể:

- Không bao giờ làm thế nữa

- Tìm cách dấu lỗi của mình

- Đổ lỗi cho trẻ khác

- Nói dối

- Không để bị “bắt” lần sau

- Kết luận rằng mình không tốt, “hư”, có thể

cảm thấy tức giận và “trả thù” lại người đã
đánh mình.

Khi bị đánh, trẻ có thể “ngoan” hơn vì sợ bị
đánh nữa. Tuy nhiên bạn muốn con mình
thay đổi hành vi vì sợ hay vì tôn trọng bạn?

Bạn nói với con “Mẹ biết là con đã đánh vỡ chiếc
ấm pha chè bác ấy rồi. Giờ con định làm thế nào
đây?” Sử dụng giọng nói nhẹ nhàng nhưng cương
quyết.

Đứa trẻ xin lỗi bác hàng xóm và quyết định giúp
bác ấy hái chè mấy lần để “bù” lại chiếc ấm nếu
bác đồng ý. Trẻ học được rằng:

Mắc lỗi là một phần của cuộc sống (ai cũng
có thể mắc lỗi). Điều quan trọng là trẻ mắc lỗi
nhưng nhận lỗi (nhận trách nhiệm). Điểm chú
ý ở đây không còn là lỗi nữa mà là trách nhiệm
khắc phục lỗi đó

.

T

rẻ không cảm thấy tức giận hay muốn “trả

đũa” cha mẹ. Điều quan trọng là lòng tự trọng,
tính tự tin của trẻ không bị tổn hại.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.