106
Phương pháp
Kỷ luật tích cực
Một số ví dụ về cách thức kỷ luật tích cực
với trẻ tuổi mới lớn
(tham khảo)
Khó khăn/
Thách thức
Kiểu độc đoán
Kiểu buông lỏng,
quá nuông chiều
Kiểu tích cực
Trẻ đi chơi về
khuya
Mắng mỏ, thuyết
giảng, cấm đoán
Thể hiện mong
muốn trẻ về đúng
giờ, nhưng sau đó
chẳng làm gì cả
Trao đổi, thoả thuận thời gian
về trước khi trẻ đi. Sử dụng hệ
quả lôgíc (hôm sau, tuần sau
không được đi nữa)
Trẻ không giúp
việc gia đình
Yêu cầu, ra lệnh,
gọi là “đồ ăn hại...”
Làm thay cho con.
Không giao cho
con việc gì nữa
Họp gia đình, trao đổi, thoả
thuận phân chia việc nhà và
thống nhất hình thức kỷ luật
nếu không làm
Trẻ thể hiện sự
tức giận với cha
mẹ
Đe doạ, phản
công lại bằng sự
tức giận, đánh
phủ đầu
Nhận trách nhiệm
về mình vì đã gây
ra sự tức giận cho
trẻ
Sử dụng lắng nghe tích cực và
thông điệp “Bố/mẹ...bởi vì...”
(các chương sau); Xem xét các
cách thể hiện cảm xúc khác.
Hoặc bỏ qua cơn giận của trẻ
và trao đổi khi bình tĩnh hơn.
Trẻ ăn uống thất
thường
Thuyết giảng, cố
ép trẻ ăn uống
một cách phù hợp
Hoàn toàn không
để ý đến thói quen
ăn uống của trẻ
Trao đổi, cùng nhau lập kế
hoạch về chế độ ăn uống. Sử
dụng hệ quả tự nhiên hoặc
lôgíc.
Trẻ học sa sút
Cố ép trẻ học bài,
học thêm. Trừng
phạt, rầy la, mua
chuộc.
Không quan tâm,
để ý đến kết quả
học tập của con.
Trao trách nhiệm học tập cho
con. Tập trung vào các cố
gắng, tiến bộ, điểm mạnh của
trẻ (khích lệ, xem chương 6)
Trẻ gặp va chạm
nhỏ khi đi xe đạp
đến trường.
Trở nên tức giận.
Rầy la. Không cho
trẻ đi xe đạp đi
học nữa
Xuýt xoa, thể hiện
“cảm thông” quá
mức. Nhận trách
nhiệm cho trẻ (đưa
trẻ đi học bằng xe
máy)
Trao đổi, cùng con tìm xem
có cách nào phòng tránh. Thể
hiện rằng mình tin là con có
thể đi xe an toàn hơn.