KỶ LUẬT TÍCH CỰC - Trang 18

10

Phương pháp

Kỷ luật tích cực

W–О’

Đối với tất cả các nhóm học viên, đặc biệt
là phụ huynh, việc ôn tập những kiến
thức và kỹ năng đã học được ở bài trước
theo một cách thức “an toàn” và thân
thiện là rất có ích. Nó có thể giúp học viên
củng cố bài học và giúp hướng dẫn viên
có phản hồi nhanh, thường xuyên từ học
viên, khuyến khích sự tương tác, chia sẻ
trong lớp học. Ôn tập bài cũ rồi kết nối
với bài mới là cách giúp học viên thấy sự
gắn kết của các kiến thức, kỹ năng và vì
thế họ dễ nhớ và nhớ lâu hơn.

Có nhiều cách thức ôn tập, ví dụ: Yêu
cầu học viên đứng thành vòng tròn và
sau khi khởi động xong, đề nghị một số
học viên cho lớp biết điều gì làm họ nhớ
nhất hoặc thích nhất từ bài trước và tại
sao. Nếu ở bài trước bạn có giao “bài tập
về nhà” (đề nghị mọi người thử áp dụng
một kỹ năng nào đó với con hay học sinh
của mình) thì đây là lúc thích hợp để
một số người chia sẻ kết quả và những
suy ngẫm của họ. Lắng nghe và khích
lệ những kết quả tích cực ban đầu của
họ hoặc cùng suy ngẫm xem điều gì cản
trở họ áp dụng kỹ năng mới đã học cũng
chính là cách tạo động cơ thay đổi ở học
viên. Bạn cũng có thể tham khảo một số
cách

Trắc nghiệm và bài tập củng cố

trong

chương 4.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.