50
Phương pháp
Kỷ luật tích cực
Ngoài ra, người lớn còn đánh mắng trẻ vì những lý do mà họ
ít khi nhận ra hoặc thừa nhận
Người lớn tức giận ai đó (ví dụ vợ hoặc chồng) nên giận cá chém thớt, trút ấm ức, bức xúc
vào trẻ.
Họ đang tức giận và không thể nghĩ ra cách kỷ luật trẻ hiệu quả hơn.
Họ không biết các cách thức kỷ luật tích cực.
Đánh phạt có vẻ là cách dễ thực hiện hơn, nhanh hơn, ít cần suy nghĩ hơn các cách thức kỷ luật
tích cực.
Một số người lớn coi trọng tính “ngoan ngoãn”, “dễ bảo” của trẻ, không chấp nhận “là trẻ con mà
dám cãi lại người lớn”. Trong môi trường này, trẻ thường bị động, phụ thuộc và mất dần say mê,
nhiệt huyết, hứng thú trong các hoạt động chơi và học.
Vấn đề đáng quan tâm là “liệu có cách gì thay thế hay không?” hay nói cách khác là “làm sao cha mẹ,
thầy cô không cần trừng phạt, đánh mắng trẻ mà vẫn giáo dục được trẻ?” Câu trả lời là có và có thể làm
được. Các biện pháp thay thế thường được gọi là
Phương pháp kỷ luật trẻ tích cực
sẽ được đề cập chi tiết
từ Chương 4 đến Chương 7, vì thế dưới đây chỉ nêu một số điểm chung.
РǡЗ
Ø ÂФл¯Х
¯пКС
Đằng sau hành vi “hư”, tiêu cực của trẻ thường có một lý do nào đó. Hãy cố tìm hiểu
xem tại sao (chi tiết xem Chương 1 – Kiến thức đề xuất 3).
Không mong chờ trẻ có thể hành động như người lớn.
Chấp nhận lỗi lầm trong hành vi của trẻ vì ai cũng có thể mắc phải. Xem lỗi lầm là cơ
hội giúp trẻ học cách ứng xử phù hợp hơn.
Khích lệ trẻ nếu hành vi tiêu cực của trẻ bắt nguồn từ việc thiếu tự tin vào
bản thân.
Khi thể hiện sự không hài lòng của người lớn về hành vi tiêu cực của trẻ, hãy tập
trung vào hành vi, không tập trung vào tính cách của trẻ. Ví dụ, bạn không nên nói
“mày thật tồi tệ và ngu xuẩn khi làm thế”, mà hãy nói “đó là một việc làm không tốt,
con không nên làm như thế nữa”.
Có thái độ tích cực, củng cố tích cực để khơi gợi ra những hành vi mong muốn.