KỶ LUẬT TÍCH CỰC - Trang 67

59

Chương 3:

Quyền và bổn phận của trẻ em. Quy định pháp luật bảo vệ trẻ em

Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em

là văn bản pháp lý quốc tế do Liên hiệp quốc ban hành và có hiệu lực

ngày 2 tháng 9 năm 1990. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và quốc gia thứ 2 trên thế giới phê
chuẩn Công ước này.

Mục đích của Công ước là tạo điều kiện cho trẻ em phát triển toàn diện, bao gồm việc phát triển về tất
cả các mặt thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức và xã hội.

Trẻ em là nhóm đối tượng chưa có khả năng tự chăm sóc, tự đáp ứng các nhu cầu của mình và tự bảo
vệ bản thân nên cần sự quan tâm, chăm sóc, bảo vệ của người lớn. Quy định về các quyền, trách nhiệm
chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ để các em phát triển toàn diện, trở thành những công dân tốt đã được
đưa vào các văn bản pháp luật mà mọi người đều có trách nhiệm thực hiện.

Trước khi đề cập đến các

nhóm quyền

của trẻ, cần phải hiểu các

nguyên tắc

về thực hiện quyền

của trẻ.

Ь‰—›²–Л……ŠÀŠ˜Ф–Šм…Š‹Ч
“—›Ф–”С‡

1.

Bình đẳng, không phân biệt đối xử: Mọi trẻ em không phân biệt giới tính, dân tộc,
tôn giáo, giàu nghèo... đều phải được đối xử như nhau, không phân biệt.

2.

Vì lợi ích tốt nhất của trẻ: Trong khi xem xét, giải quyết vấn đề liên quan đến trẻ
cần phải quan tâm đến lợi ích của trẻ, không được đặt lợi ích của trẻ em sau lợi ích
của người lớn.

3.

Vì sự sống còn và phát triển của trẻ: Trong bất cứ hoàn cảnh nào, không được để
xảy ra các vấn đề nguy hiểm tới tính mạng, sự sống còn và phát triển của trẻ em.

4.

Tôn trọng trẻ em: Trẻ được bày tỏ ý kiến, quan điểm về những vấn đề có tác động
đến trẻ, những quan điểm của trẻ phải được tôn trọng (ở nhà, ở trường, toà án...)
một cách thích đáng, phù hợp với độ tuổi và độ trưởng thành của trẻ em.

ЬŠ×“—›Ф
…Ϥ„Е…зƒ–”С‡ǡ
„Ю’ŠК–”С‡

Kiến thức

đề xuất

1

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.