60
Phương pháp
Kỷ luật tích cực
Ь×Ф зС
1.
Nhóm quyền sống còn: Do trẻ em là những cá thể còn non nớt về cả thể chất lẫn
tinh thần, không thể tự nuôi sống được bản thân mình nên trong Công ước khái
niệm “bảo đảm sự sống còn” của trẻ em được mở rộng không chỉ bao gồm việc
đảm bảo không bị tước đoạt về tính mạng, mà còn bao gồm việc bảo đảm cho trẻ
em được cung cấp chất dinh dưỡng và sự chăm sóc y tế ở mức độ cao nhất. Tất cả
các quyền trẻ em nào liên quan đến vấn đề này thuộc phạm vi nhóm quyền được
sống còn của trẻ. Nhóm quyền sống còn bao gồm: trẻ em có quyền được sống, tồn
tại; quyền có giấy khai sinh, quốc tịch; quyền được sống chung với cha mẹ và được
chăm sóc.
2.
Nhóm quyền được phát triển: Công ước đưa ra một cách nhìn toàn diện về sự phát
triển của trẻ em, không chỉ về thể chất mà còn về trí tuệ, tình cảm, đạo đức và xã
hội. Tất cả những quyền của trẻ em tác động đến quá trình này được coi là thuộc
nhóm quyền được phát triển. Nhìn chung, nhóm quyền này thể hiện ở ba khía cạnh
chính: cung cấp chất dinh dưỡng (phát triển về thể chất), giáo dục (phát triển về trí
tuệ) và cung cấp các điều kiện vui chơi, giải trí, sinh hoạt văn hoá, nghệ thuật. Nhóm
quyền này bao gồm: trẻ em có quyền được phát triển, được chăm sóc dinh dưỡng,
sức khoẻ để phát triển về thể lực; chăm sóc, giáo dục, được đi học để phát triển về
nhận thức, có hiểu biết, trí tuệ.
3.
Nhóm quyền được bảo vệ: Khái niệm “bảo vệ trẻ em” không dừng lại ở việc ngăn
ngừa sự xâm hại về thể chất và tinh thần với trẻ em mà còn bao gồm cả việc ngăn
ngừa và khắc phục những điều kiện bất lợi đối với cuộc sống trẻ em. Theo Công ước,
nhóm quyền này bao gồm các quyền của trẻ em được bảo vệ khỏi các hình thức bóc
lột, xâm hại, sao nhãng, bỏ mặc, phân biệt đối xử và được bảo vệ trong các trường
hợp đặc biệt khó khăn như bị tách khỏi môi trường gia đình, trong chiến tranh hay
thiên tai,…
4.
Nhóm quyền được tham gia: Nhóm quyền này bao gồm tất cả các quyền giúp trẻ
em có thể biểu đạt dưới mọi hình thức những ý kiến, quan điểm của bản thân về các
vấn đề liên quan đến cuộc sống của trẻ. Có ba yêu cầu trong việc thực hiện nhóm
quyền này, đó là: giúp trẻ có điều kiện tiếp nhận thông tin; giúp trẻ được biểu đạt ý
kiến, quan điểm; tôn trọng, lắng nghe và xem xét ý kiến, quan điểm của trẻ.
Lưu ý rằng sự phân chia các quyền cụ thể vào 4 nhóm quyền trên đây chỉ mang tính tương đối vì 4 nhóm
quyền này có mối liên hệ với nhau, bổ sung cho nhau và không thể tách rời. Cuộc sống của trẻ em là một
tiến trình liên tục chứ không phải là những sự kiện tách rời, chính vì vậy, tất cả các nhóm quyền này có
quan hệ chặt chẽ với nhau. Các mặt của đời sống trẻ em được đề cập đến trong từng nhóm quyền có
liên quan chặt chẽ và ảnh hưởng lẫn nhau, mặt này ảnh hưởng đến mặt khác. Ví dụ quyền được có tên
gọi và quốc tịch có liên quan trực tiếp đến quyền được sống còn và phát triển, và cũng liên quan đến
quyền được chăm sóc sức khoẻ và được giáo dục.