KỶ LUẬT TÍCH CỰC - Trang 70

62

Phương pháp

Kỷ luật tích cực

Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ cũng quy định những điều trẻ em không được làm (điều 22).
Những quy định này không nhằm mục đích răn đe, trừng trị trẻ em mà nhằm giáo dục cho trẻ em hiểu
và tránh xa các hành vi xấu, trái pháp luật và có ý thức với hành động của mình.

0‹Ф—͖͖ǣŠл‰¯‹Ф—–”С‡ŠØ‰¯ϥе…Ž

1.

Không được tự ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thang.

2.

Không được xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người
khác; gây rối trật tự công cộng.

3.

Không được đánh bạc, sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho
sức khoẻ.

4.

Không được trao đổi, sử dụng văn hoá phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi
truỵ, sử dụng đồ chơi hoặc trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh.

Trong mục 2 của điều 22 cũng chỉ rõ, trẻ em không được “xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm,
danh dự, tài sản của người khác”. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc các em không được đánh mắng
các bạn và các em khác. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các em không muốn bị người lớn đánh mắng.
Nhưng khi được hỏi “Các em sẽ làm gì nếu em của mình mắc lỗi”, câu trả lời thường là “sẽ đánh, mắng
các em đó”. Như vậy, với việc thực hiện bổn phận của mình, trẻ em cũng góp phần đảm bảo quyền của
những trẻ em khác.

Quan hệ giữa người lớn và
trẻ là quan hệ 2 chiều. Một
mặt, người lớn (cha mẹ,
thầy cô...) có trách nhiệm
thực hiện các quyền của
trẻ, nhưng mặt khác, trẻ
cũng phải có trách nhiệm
làm tròn các bổn phận
của mình với người lớn,
với gia đình, nhà trường,
xã hội. Việc trẻ làm tốt
các bổn phận cũng góp
phần làm cho mối quan
hệ cha mẹ-con cái, thầy-
trò trở nên gần gũi, thân
thiện, dễ hợp tác hơn.
Việc xây dựng các mối
quan hệ tích cực như vậy sẽ
làm giảm các hành vi trừng
phạt của người lớn đối với trẻ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.