phải nêu ra ở đây trước khi chúng ta đi tiếp. Sau đây là các bình luận của
một độc giả:
Tice sẵn sàng dành ra hàng giờ mà không cần sự công nhận, nhưng đó là do
nó phục vụ cho một thứ mà anh ta rõ ràng đã đam mê từ rất lâu rồi. Anh ấy
đã tìm được công việc phù hợp với mình.
Tôi đã nghe phản ứng này nhiều đến nỗi tôi đặt cho nó một cái tên: “lập luận
theo quan điểm niềm đam mê tồn tại sẵn từ trước.“Về cơ bản thì lập luận
này cho rằng tư duy thợ lành nghề chỉ đúng với những ai đã cảm thấy đam
mê công việc của mình rồi, và chính vì thế nó không thể sự thay thế cho tư
duy niềm đam mê được.
Tôi không đồng ý với lập luận này.
Đầu tiên, chúng ta hãy bỏ qua quan điểm rằng những nghệ sĩ biểu diễn như
Jordan Tice hay Steve Martin hoàn toàn cảm thấy an tâm khi biết rằng họ đã
tìm thấy tiếng gọi thật sự của đời mình. Nếu bạn dành thời gian nói chuyện
với bất kỳ một nghệ sĩ chuyên nghiệp nào trong làng giải trí, đặc biệt là
những người vừa mới khởi nghiệp, thì một trong những điều đầu tiên bạn sẽ
nhận thấy là cảm giác không an toàn của họ về vấn đề cơm áo gạo tiền.
Jordan có một cái tên cho những nổi lo về những gì mà bạn bè anh đang làm
với cuộc đời họ và liệu những thành công của anh có xứng đáng hay không:
đó là “đám mây của sự phân tâm bên ngoài”.
Chiến đấu với đám mây này là một cuộc chiến bất tận. Tương tự như vậy
Steve Martin đã từng cảm thấy rất không an toàn trong những năm tháng mà
ông cống hiến nhằm cải thiện khả năng biểu diễn của mình đến nỗi ông
thường xuyên bị khủng hoảng tinh thần. Nguồn gốc tư duy thợ lành nghề
của những nghệ sĩ biểu diễn này không phải xuất phát từ một niềm đam mê
nội tại không thể chối cãi, mà thay vào đó là một thứ thực tế hơn nhiều: Đó
chính là tính hiệu quả trong ngành kinh doanh giải trí. Như Mark Casstevens
đã nói, “băng ghi âm không biết nói dối”: Nếu bạn là một tay chơi ghi-ta hay
nghệ sĩ hài, thì sản phẩm bạn tạo ra mới là thứ quan trọng. Nếu bạn dành
quá nhiều thời gian tập trung vào câu hỏi liệu mình đã tìm thấy sứ mệnh thật