KHI CON ƯƠNG BƯỚNG
CÂU HỎI:
Con trai tôi mới 3 tuổi, nhưng tính tình ương bướng kỳ lạ. Cháu luôn
đòi và chỉ muốn mẹ chăm sóc. Thậm chí, tôi đi vệ sinh, cháu cũng tông
cửa đòi đi theo. Ngoài cô giáo ở trường thì chẳng có ai đến gần cháu
được. Ngay cả bố tắm hay đút cơm cho cháu thì cháu cũng ăn vạ, đập
đầu vào tường hay quát mắng cha mẹ. Tôi đã nhỏ nhẹ và ân cần giải
thích với con, nhưng chẳng bao giờ lọt tai cháu. Tôi đã cho con đi khám
và bác sĩ nói cháu phát triển bình thường, không phải bệnh tự kỷ. Vậy tôi
phải giáo dục như thế nào để con biết vâng lời và chịu giao tiếp với
người khác?
- Lê Thu Phương (Q.3, TP. HCM)
TRẢ LỜI:
Hầu hết những trường hợp mà chúng tôi tư vấn gần đây đều tập trung ở
vấn đề nuôi dạy những đứa con bướng bỉnh, hay chống đối và ương ngạnh.
Khi trẻ lên 4, 5 tuổi, biểu hiện rõ nhất là luôn nói ngược, làm ngược lại lời
người lớn, cãi lời cha mẹ… Đến tuổi lớn hơn, trẻ lại nảy sinh nhiều hình thức
phản ứng mạnh mẽ như đến nhà bạn ở tạm, có khi đi “bụi” suốt mấy ngày để
thoát ly khuôn khổ gia đình…
Một trong những nguyên nhân tâm lý khiến trẻ ương bướng, không vâng
lời là do bị cư xử quá khắc nghiệt hoặc thiếu hụt tình cảm, cũng có thể do quá
nuông chiều. Chính vì thế, trẻ luôn luôn tìm kiếm sự chú ý và bướng bỉnh,
chống đối là một trong những cách để trẻ lôi kéo sự chú ý của người khác, thể
hiện vai trò của mình.
Trẻ luôn bám theo chị mọi nơi mọi lúc, chỉ muốn chị chăm sóc, là có
nguyên nhân tâm lý. Chị cần xem lại mối quan hệ giữa cháu và chị về sự
nuông chiều hay gần gũi thái quá không? Hay chị có khi nào xa cháu quá lâu
vì bận việc? Chỉ cần một thời gian xa mẹ ở giai đoạn 0-6 tuổi, trẻ sẽ có cảm
giác sợ mất mẹ và luôn muốn mẹ ở bên. Chị cũng cần rà soát lại xem con có
cơ hội gần gũi cha và mọi người xung quanh không, ví dụ lúc đi chơi, trò
chuyện cùng nhau khi không có mẹ.
Đọc những tâm sự của chị, tôi tạm hình dung có lẽ cháu không có nhiều
dịp gần cha và mọi người. Cháu gần chị nhiều hơn từ khi mới sinh. Vì vậy,
cháu luôn bám mẹ. Muốn khắc phục điều này, chị cần kiên nhẫn tách dần
cháu khỏi mẹ, từ khoảng thời gian ít đến nhiều, giúp cháu có cơ hội chơi, nói
chuyện với mọi người, từ người quen nhiều đến người lạ xung quanh. Đưa
cháu đi chơi những nơi đông người, khuyến khích cháu tham gia chơi, hoạt
động tập thể với các bạn cùng lớp, cùng khu phố. Đây cũng là cách để trẻ học
101