DẠY CON BIẾT CHIA SẺ
CÂU HỎI:
Con trai tôi 2 tuổi. Bé không muốn ai đụng đến đồ chơi của cháu.
Bạn nào đụng vào đồ chơi cháu cũng vừa hét to:“Của Bin!” vừa tiến đến
giằng ngay lấy. Lần đầu tiên làm mẹ nên tôi khá bối rối khi chứng kiến
con mình tỏ thái độ phản ứng gay gắt khi bạn cầm đồ chơi của mình. Và
thật sự tôi đã không biết xử trí làm sao để con mình biết chia sẻ đồ chơi
với bạn bè?
- Nguyễn Hồng A. (Quận 3, TP. HCM)
TRẢ LỜI:
Chị Hồng A. mến, trẻ nhỏ thường thích sở hữu những đồ vật cho riêng
mình và đặc biệt ở giai đoạn tuổi lên 2, bé hay đặt mình làm trung tâm. Phần
lớn trẻ thường rất bốc đồng và chưa học được tính kiên nhẫn nên việc phải
ngồi đợi đến lượt mình được đụng vào đồ chơi mà mình đang háo hức là một
thách thức.
Đức tính biết chia sẻ hình thành và phát triển từ lúc trẻ còn nhỏ thông qua
việc giáo dục của cha mẹ, nhưng không nhất thiết lúc nào trẻ cũng thể hiện sự
cảm thông và chia sẻ của mình.
Tuy nhiên, về cơ bản, trẻ ở độ tuổi chưa đến trường biết “cho là tốt” và
chúng thấy vui khi cùng chơi chung với các bạn. Bạn có thể dạy con biết chia
sẻ bằng cách: khuyến khích bé biểu lộ sự quan tâm, thông cảm… Tập cho con
thói quen chia sẻ cũng là cách giúp trẻ biết nghĩ đến người khác, sống không
ích kỷ.
Chị có thể thử áp dụng vài cách sau để dạy con biết cách chia sẻ:
Cho trẻ thấy chia sẻ mang lại niềm vui
Khi vui chơi cùng con, cha mẹ hãy dạy và khuyến khích con mình tham
gia các trò chơi đòi hỏi tính tập thể, nhiều người cùng chơi như xếp hình, kéo
co…, từ đó trẻ thấy rằng việc chia sẻ mang lại niềm vui.
Hãy rủ trẻ cùng thực hiện công việc hàng ngày như trồng cây, sơn hàng
rào, hay rửa xe, lau bàn ghế…, tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ với những bạn thân
đồ ăn mà chúng thích. Nếu có điều kiện thì nhớ ghi hình những cuộc đi chơi
của trẻ với bạn bè, những kỷ niệm vui vẻ đó sẽ được khắc ghi trong lòng trẻ.
Đừng phạt khi trẻ tỏ ra ích kỷ
Nếu bạn mắng trẻ “đồ ích kỷ”, rồi phạt trẻ trong khi nó chưa biết chia sẻ,
hoặc buộc trẻ phải chia một vật nào đó mà trẻ rất yêu thích thì bạn vô tình
nuôi dưỡng nơi trẻ sự oán hận, chứ không phải là lòng quảng đại. Để khuyến
112