KỸ NĂNG LÀM CHA MẸ - Trang 114

khích trẻ biết chia sẻ thì sự khích lệ sẽ mang lại hiệu quả tích cực hơn lời quở
trách.

Bạn cũng nên nhớ rằng, việc trẻ giữ riêng cho mình một số đồ chơi nào đó

cũng rất tốt. Khi trưởng thành, chúng sẽ hiểu được chia sẻ với các bạn khác
thì vui hơn là giữ riêng một mình.

Giúp trẻ bày tỏ thái độ

Khi trẻ cãi nhau và giành giật đồ chơi, hãy giúp bọn trẻ hiểu điều gì đang

xảy ra. Nếu một đứa trẻ đang giữ riêng một thứ đồ chơi nào đó, bạn hãy giải
thích cho trẻ biết bạn của bé đang cảm thấy thế nào? Ví dụ, bé rất thích cái
giỏ nhựa và không muốn ai đụng tay vào. Khoan vội la mắng bé, mà bạn hãy
đặt mình vào tình huống đó để hiểu tâm lý của bé. Biết đâu bạn khám phá ra
rằng, bé không cho bạn mình chơi chung cái giỏ chỉ vì đã đựng đầy đồ bên
trong, hoặc vì bé đặc biệt quý cái giỏ đó do ông nội tặng cho bé nhân ngày
sinh nhật…

Giải thích cho trẻ hiểu cảm giác bị bạn từ chối chia sẻ đồ chơi

Bạn đặt tình huống và hỏi con: “Bạn Minh có xe cẩu rất đẹp, con muốn

mượn bạn chơi một chút, nhưng bạn không cho, con rất buồn đúng không?”.
“Dạ, đúng ạ”. “Nếu bạn cho con mượn xe cẩu chơi một chút, thì con sẽ trả lại
cho bạn sau khi chơi xong, đúng không?”. “Dạ, có”. “À, vậy nếu con là bạn
Minh, con không cho bạn mượn xe cẩu chơi, bạn có buồn không?”. “Dạ, có
ạ”. Giúp trẻ hiểu cảm giác bị từ chối sẽ khiến trẻ thông cảm với bạn hơn, từ
đó sẽ dễ dàng chơi chung cùng bạn một cách hòa đồng hơn, thân thiện hơn.

Dạy trẻ cách giải quyết vấn đề

Nếu trẻ ôm chặt chiếc xe tải đồ chơi, không muốn đưa các bạn khác chơi,

thì có thể trẻ nghĩ: “Lỡ bạn ấy lấy luôn thì sao?”. Trong trường hợp này, bạn
hãy khuyến khích trẻ thay phiên nhau chơi đồ chơi đó (bạn có thể chỉ lên
đồng hồ, bảo con: “Kim đồng hồ chỉ phút chạy đến số 9 thì đổi đồ chơi với
các bạn nhé”), bảo đảm với trẻ rằng, cho bạn chơi chung không có nghĩa là
mình không được chơi đồ chơi đó và nếu trẻ cho các bạn chơi chung đồ chơi,
thì các bạn cũng chia sẻ lại đồ chơi với trẻ.

Chuẩn bị trước

Khi con rủ bạn bè về nhà chơi, bạn hỏi xem con có món đồ chơi nào muốn

cất riêng không, rồi tìm chỗ để cất món đồ chơi đặc biệt đó. Nên gợi ý để con
chuẩn bị những trò chơi tập thể để cùng nhau chơi hoặc cùng nhau làm: chế ra
dụng cụ để vẽ hoặc làm thủ công, gạch xây dựng, xếp hình… Như vậy, trẻ sẽ
chuẩn bị trước trò chơi để các bạn cùng tham gia. Cũng có thể bảo những đứa
trẻ kia mang theo đồ chơi để chúng dễ trao đổi và chia đồ chơi cho nhau.

Tôn trọng đồ đạc của trẻ

Nếu bé thấy người khác mặc quần áo, xem sách vở và chơi đồ chơi của bé

thì có thể bé sẽ vứt bỏ chúng ngay cả khi mới dùng, vì thế bạn nên hỏi ý kiến
của con trước khi bạn mượn bút chì màu, đồ chơi… và cho trẻ quyền quyết
định. Và cũng đảm bảo rằng anh, chị, em, các bạn cũng tôn trọng đồ đạc của
trẻ bằng cách yêu cầu họ khi mượn thì phải biết giữ gìn cẩn thận.

Làm gương tốt cho trẻ

113

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.