KỸ NĂNG LÀM CHA MẸ - Trang 119

2. Phân tích cho cháu hiểu ăn cắp là rất xấu, không ai chấp nhận

được. Nếu con có gì đẹp, tốt mà bị người khác ăn cắp con thấy
thế nào? Cho con hiểu cảm xúc của người bị mất cắp, hiểu sự
tức giận, buồn, thất vọng của cha mẹ khi bị hàng xóm chê
cười…

3. Khen ngợi những tính tốt, việc làm tốt của cháu. Khen con đã

từng biết nhận lỗi và xin lỗi. “Con là đứa con ngoan. Mẹ tin
con sẽ không lấy bất cứ thứ gì không phải của con nữa…”.
Việc khen ngợi này sẽ giúp con thêm tin tưởng vào giá trị bản
thân, từ đó xây dựng lòng tự trọng của con. Con muốn giữ hình
ảnh đứa con ngoan nên sẽ dần từ bỏ hành vi xấu.

4. Thường xuyên quan sát các hành vi của cháu để kịp thời can

ngăn. Khi thấy đồ chơi lạ, vật dụng lạ, hay thấy tiền trong cặp
của con, cha mẹ cần tìm hiểu ngay và yêu cầu trẻ trả lại cho
người bị mất. Trong gia đình, chị và mọi người cũng cần chú ý
không để tiền bạc “hớ hênh” khiến trẻ có thể lấy trộm.

5. Quan tâm hơn đến các nhu cầu của con: đồ chơi, quần áo, đồ

dùng học tập… Cháu còn đang ở tuổi thích chơi, vì vậy nếu đồ
chơi có ích cho con thì nên cho tiền mua, hoặc chủ động mua
thưởng cho con khi con có hành vi tốt. Chơi đùa cũng là một
cách giúp trẻ học hỏi được nhiều điều tốt, giúp trẻ thư giãn sau
những giờ học căng thẳng… Cha mẹ không nên ngăn cản con
chơi đùa. Chơi đùa là quyền của mỗi trẻ em.

Tật xấu thường dễ nhiễm, khó bỏ. Tôi tin bằng tình yêu thương, sự quan

tâm và lòng kiên trì của chị dành cho cháu, cháu sẽ nhận ra sai trái và sớm từ
bỏ tật xấu này.

- Chuyên viên tham vấn tâm lý Phạm Thị Thúy

118

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.